Chi phí hẹn hò tăng vọt, giới trẻ ngày càng 'lười' yêu

Quỳnh Anh - 17/08/2024 13:15 (GMT+7)

(VNF) - Khi những chi phí thông thường trong cuộc sống tăng cao, đến cả thói quen yêu đương của giới trẻ cũng đang thay đổi. Đây là thực trạng đang diễn ra tại nước Mỹ.

Ben Keenan, 31 tuổi, ở Seattle (Mỹ), ước tính rằng trong năm qua, anh đã chi khoảng 1.500-2.000 USD cho việc hẹn hò.

Và mặc dù chịu chi khoản tiền không nhỏ cho mọi thứ, từ đồ uống, thực phẩm, vé xem phim và phí di chuyển bằng Uber, nhà tư vấn truyền thông này vẫn không thể tìm thấy tình yêu của đời mình.

“Rất nhiều lần tôi tiêu tiền chỉ để làm quen với ai đó từ phía sau màn hình”, chàng trai 31 tuổi cho biết, nhưng đến cuối cùng, anh vẫn là người độc thân.

Giống như nhiều người Mỹ trẻ tuổi, anh Keenan đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: Việc tìm kiếm một mỗi quan hệ tình cảm trong thời hiện đại ngày càng khó khăn hơn do những yếu tố kinh tế.

Việc sử dụng ứng dụng hẹn hò để tìm thấy một ai đó phù hợp, hay hẹn người nào đó ra ngoài gặp mặt, đang góp phần siết chặt hầu bao của những người trẻ vốn đã "quay cuồng" với chi phí sinh hoạt tăng.

Và rồi, nhiều người trẻ đi tới kết luận rằng, tình yêu, trong nền kinh tế hiện tại, chỉ dành cho những người có đủ khả năng.

Áp lực về chi phí đang đè nặng lên cả cuộc sống tinh thần của người trẻ tại Mỹ.

Khi giới trẻ phải trả giá đắt cho việc hẹn hò

Theo những "huấn luyện viên" tình yêu - những người thường đưa ra lời khuyên cho những mối quan hệ, để tiến tới thiết lập một mối quan hệ, thông thường con người cần khoảng 3 tháng gặp mặt với tuần suất 1-2 lần/tuần để xác định sự phù hợp về tính cách cũng như lối sống.

Như vậy, việc 2 người gặp mặt nhau khoảng 12 lần sẽ dẫn tới những khoản chi phí như đi lại, ăn uống, giải trí. Tuỳ vào mức sống ở mỗi thành phố, chi phí này có thể lớn hoặc không, nhưng chắc chắn không phải là một khoản chi tiêu quá tiết kiệm.

Ví dụ, chi phí trung bình của một ly cocktail, khoảng 12 USD vào năm 2019 trên khắp các thị trường lớn của Mỹ, nhưng vào năm 2024 chúng có giá khoảng 14,5 USD. Với cà phê, giá trung bình là khoảng 6 USD/cốc.

Đối với phim, giá vé trung bình 11,75 USD vào năm 2022 đã lên khoảng 12 USD trong năm nay, chưa kể các khoản bắp và nước có thể lên tới 27 USD. Giá vé thăm quan bảo tàng tại Mỹ cũng đạt trung bình 30 USD. Trong khi giá vé những buổi hoà nhạc đã tăng từ gần 96 USD năm 2020 lên tới gần 125 USD trong năm nay.

Chưa kể tới, để đi hẹn hò, việc chăm chút cho ngoại hình, đi lại là không thể tránh khỏi. Như vậy, theo một ước tính sơ bộ, việc hẹn hò khoảng 12 lần với người khác, mà chưa đi tới một mối quan hệ chính thức, có thể khiến một thanh niên Mỹ mất 650 USD - một con số không hề nhỏ.

Ngay cả việc dùng các ứng dụng hẹn hò cũng đi kèm với một cái giá mới. Trong một cuộc thăm dò của Pew năm 2022 với những người trưởng thành đang hẹn hò trực tuyến, 35% nói rằng họ đã trả tiền để sử dụng một ứng dụng hẹn hò. Một số ứng dụng như HingeX khiến người dùng mất 50 USD/tháng, Bumble Premium tốn 40 USD/tháng.

Và đó chỉ là cái giá phải trả để có được một mối quan hệ. Để tiến sâu hơn trong con đường lãng mạn, các cặp đôi còn phải đối mặt với chi phí đám cưới tăng vọt và việc làm cha mẹ cũng phải trả giá ngày càng cao.

Chi phí hẹn hò giờ là một điều mà giới trẻ Mỹ cân nhắc.

Hạnh phúc "đắt đỏ", niềm vui cơ bản cũng không còn

Nhưng chi phí hẹn hò ngày càng tăng không chỉ là vấn đề đối với những trái tim cô đơn ở Mỹ, chúng còn chỉ ra một vấn đề ngày càng dễ gặp phải đối với mọi người ở Mỹ: Những thứ mang lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc hay ý nghĩa đều ngày càng đắt đỏ.

Ăn tối với bạn bè cũng đắt hơn. Đi nghỉ mát ngày càng đắt hơn. Việc sở hữu một con vật cưng sẽ tốn nhiều tiền hơn. Ngay cả những người đã vượt qua vòng hẹn hò và xây dựng gia đình cũng phải đối mặt với những áp lực về giá này.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng hôn nhân ngày càng trở nên dành riêng cho những người giàu có và có học thức cao hơn. Một số người vui vẻ lựa chọn không sinh con, trong khi những người khác thấy mình bị đẩy vào cuộc sống không có con vì họ không đủ khả năng sinh con.

Kể cả không yêu đương lập gia đình, thì những người trẻ Mỹ độc thân cũng phải đối mặt với cái gọi là "thuế dành cho người độc thân": Họ phải trả nhiều hơn các cặp vợ chồng hàng nghìn USD để sống một mình và cần phải kiếm được gần (nếu không nhiều hơn) 6 con số để sống thoải mái.

Quay lại với Ben Keenan, chàng trai 31 tuổi vẫn đang tìm kiếm tình yêu, nhận thức sâu sắc về "thuế độc thân".

“Hóa đơn được lập cho một hộ gia đình. Nếu như một hộ 4 người đang trả giá cho hệ thống thoát nước, tiền rác thải, phí gas, thì một mình tôi cũng phải trả số tiền tương đương", anh Keenan chia sẻ.

“Chỉ vì tôi chưa tìm được người yêu của mình, đột nhiên xã hội mong đợi tôi phải trả nhiều tiền hơn vì tôi sống một mình”, anh chàng 31 tuổi nói thêm.

Và không biết do tuyệt vọng hay bức xúc, Keenan vẫn tiếp tục hành trình tìm người yêu của mình, dù vẫn chưa thấy tia hy vọng nào khác.

Theo Business Insider
Bà mối ‘kén chọn’ nhất Việt Nam và khát vọng nâng tầm lĩnh vực hẹn hò

Bà mối ‘kén chọn’ nhất Việt Nam và khát vọng nâng tầm lĩnh vực hẹn hò

Nhân vật
(VNF) - Từng nếm trải thất bại vì thiếu kinh nghiệm, phải “kéo cày trả nợ” trong suốt 4 năm, Founder & CEO Rudicaf Vũ Nguyệt Ánh vẫn quyết tâm xây dựng một thương hiệu hẹn hò uy tín và chất lượng, tạo môi trường kết nối văn minh, tích cực cho những người độc thân.
Cùng chuyên mục
Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

Fed cắt giảm lãi suất: Bốn kênh tác động tới Việt Nam

(VNF) - TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc FED hạ lãi suất sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Cùng với đó, chu kỳ nới lỏng tiền tệ cũng bắt đầu.

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

Thương hiệu lớn đồng loạt tháo chạy, mặt bằng 'đất vàng' Đà Nẵng ế ẩm

(VNF) - Nhiều mặt bằng ở những tuyến đường đắc địa của Đà Nẵng đang treo bảng cho thuê, trong đó có những căn nhà sau khi loạt thương hiệu lớn tháo chạy.

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

Chưa từng có: Trung Quốc ‘ngập’ trong sữa vì ít trẻ sơ sinh

(VNF) - Nền kinh tế trì trệ làm suy yếu nhu cầu đối với các loại thực phẩm đắt tiền như phô mai, kem và bơ, cũng như tình trạng dân số già hóa khiến mức tiêu thụ sữa của Trung Quốc đã giảm từ 14,4 kg bình quân đầu người vào năm 2021 xuống còn 12,4 kg vào năm 2022 - năm gần nhất có dữ liệu từ cục thống kê Trung Quốc.

TP.HCM: 9.000 hồ sơ nhà đất ùn tắc, ai được ưu tiên giải quyết sớm?

TP.HCM: 9.000 hồ sơ nhà đất ùn tắc, ai được ưu tiên giải quyết sớm?

(VNF) - Theo Cục Thuế TP.HCM, các hồ sơ chuyển nhượng mà người bán chỉ đứng tên một tài sản, cho tặng BĐS giữa người có quan hệ ruột thịt sẽ được ưu tiên giải quyết

Vietnam Motor Show 2024: Triển lãm hay hội chợ ô tô

Vietnam Motor Show 2024: Triển lãm hay hội chợ ô tô

(VNF) - Việc các hãng xe liên tiếp rút lui, thiếu vắng các thương hiệu xe hạng sang khiến Triển lãm Ô tô Việt Nam (Vietnam Motor Show) 2024 giống như hội chợ hơn là một triển lãm ngành ô tô đúng nghĩa.

TP.HCM: Người ở trên và ven kênh rạch khó có cơ hội mua NƠXH

TP.HCM: Người ở trên và ven kênh rạch khó có cơ hội mua NƠXH

(VNF) - Theo Sở Xây dựng TP.HCM, căn cứ Luật Đất đai 2024, Đề án trên không còn phù hợp với tinh thần của Kết luận số 14 của Bộ Chính trị

Hỗ trợ phục hồi sau bão: Chia nhỏ nhóm đối tượng, kéo dài thời hạn

Hỗ trợ phục hồi sau bão: Chia nhỏ nhóm đối tượng, kéo dài thời hạn

(VNF) - Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sau bão, các chuyên gia cho rằng các chính sách phải đúng và trúng. Nên chia nhỏ từng nhóm đối tượng để có chính sách trúng nhu cầu và kéo dài thời hạn hỗ trợ. Không nên đại trà và ngắn hạn sẽ làm giảm hiệu quả hỗ trợ.

Kỷ lục mới của phim Việt: Ra mắt nửa ngày, chiếm luôn top 1 phòng vé

Kỷ lục mới của phim Việt: Ra mắt nửa ngày, chiếm luôn top 1 phòng vé

(VNF) - Ngày đầu ra mắt, doanh thu của bộ phim Việt này đã chễm chệ 'leo' lên vị trí top 1, bỏ xa hàng loạt đối thủ nặng ký.

Cả trăm nghìn tỷ bị ảnh hưởng, ngành ngân hàng họp 'nóng'

Cả trăm nghìn tỷ bị ảnh hưởng, ngành ngân hàng họp 'nóng'

(VNF) - Ngành ngân hàng đang nỗ lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau bão số 3 bằng cách giảm lãi vay, tung ra các gói tín dụng ưu đãi.

Áp 'thuế đường': Bài học từ những người đi trước

Áp 'thuế đường': Bài học từ những người đi trước

(VNF) - Trong bối cảnh Việt Nam đang xem xét bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, các chuyên gia cho rằng cần phải nhìn nhận kỹ lưỡng từ kinh nghiệm quốc tế. Việc áp dụng "thuế đường" đã được nhiều quốc gia thực hiện, nhưng hiệu quả thực tế trong việc giảm thiểu tình trạng béo phì và thừa cân vẫn còn là một câu hỏi mở.