Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thành đúng tiến độ Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có dự án đi qua nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan đã rất tích cực phối hợp triển khai thực hiện các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến nay tiến độ cơ bản đạt mục tiêu đề ra.
Để sớm thực hiện các công việc tiếp theo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải sớm tổ chức cuộc họp do Phó Thủ tướng chủ trì với các địa phương trên tuyến Dự án về công tác giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cụ thể về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng để phục vụ thi công Dự án, trên tinh thần giảm thủ tục nhưng đảm bảo đúng quy định của pháp luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phù hợp về thẩm quyền.
Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải lựa chọn đơn vị tư vấn trong và ngoài nước có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan, rà soát hệ thống định mức, chi phí công tác tư vấn, quản lý dự án các công trình xây dựng nói chung, trong đó có công trình giao thông, xem xét điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, bảo đảm tính đúng, tính đủ; hoàn thành trong quý I/2019.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8729/VPCP-NN ngày 12/9/2018, nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đối với nội dung lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án, trình Chính phủ trong quý I/2019.
Theo chức năng, nhiệm vụ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng phải thực hiện hướng dẫn các nội dung liên quan: Xác định vốn lưu động trong tổng vốn đầu tư; xác định về mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư; hoàn thuế giá trị gia tăng của phần vốn đầu tư Nhà nước hỗ trợ; xác định dự phòng trượt giá đối với một số chi phí trong giai đoạn khai thác (chi phí quản lý vận hành, chi phí bảo trì, thay thế thiết bị...) theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP). Mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 sẽ hoàn thành dự án.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương nhằm rà soát công tác chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc quan trọng này.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay các bước chuẩn bị đang đảm bảo đúng tiến độ. Bộ đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ 11 dự án. Đối với 3 dự án đầu tư công, Dự án thuộc các đoạn Cao Bồ-Mai Sơn và Cam Lộ-La Sơn đã mở thầu, đang tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu trong tháng 12/2018. Dự án Cầu Mỹ Thuận 2 hiện Bộ đang thẩm định hồ sơ thầu.
Với 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP, Bộ GTVT đang chỉ đạo các ban quản lý dự án khẩn trương trình hồ sơ mời thầu.
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 sẽ đầu tư xây dựng theo quy mô 4 làn xe và thực hiện GPMB theo quy mô quy hoạch. Bộ GTVT đã có văn bản gửi các tỉnh có dự án đi qua về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các ban quản lý dự án làm việc cụ thể với địa phương.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.