'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Tại phiên chất vấn sáng 11/11, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng là 'tư lệnh' ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV. Với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội tập trung chất vấn việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) thắc mắc: “Qua nghiên cứu, dư nợ bất động sản tại Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ 20%, trong khi tại Trung Quốc, có thời điểm dư nợ bất động sản chiếm tới hơn 30%. Như vậy, liệu có còn dư địa để cho vay bất động sản ở Việt Nam hay không?”
Trước chất vấn này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dư nợ tín dụng đối với bất động sản tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 20-21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, việc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỷ lệ là bao nhiêu là tùy thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng đó cũng như nguồn vốn mà tổ chức tín dụng huy động.
“Với mỗi một ngân hàng, huy động của người dân để cho vay, mỗi ngân hàng huy động kỳ hạn khác nhau. Có ngân hàng huy động được nhiều vốn dài hạn, nhưng cũng có đơn vị huy động được vốn ngắn hạn. Do đó, khi cấp tín dụng bất động sản - tín dụng trung dài hạn - thì các ngân hàng phải cân đối”, bà Hồng cho hay.
Thống đốc nhấn mạnh NHNN không có quy định cấm cho vay bất động sản. Thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng cũng đã có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN lưu ý huy động vốn của ngành ngân hàng Việt Nam chủ yếu là ngắn hạn (chiếm đến 80%) nên khả năng cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn. “Mỗi tổ chức tín dụng phải an toàn và cả hệ thống phải an toàn. Để khi người dân rút tiền vẫn đảm bảo sẵn sàng khả năng chi trả”, Thống đốc nói.
Trước đó, theo Giải trình trước Quốc hội về báo cáo giám sát thị trường bất động sản, tính đến cuối tháng 9/2024, dư nợ cho vay bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2023.
Tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế (9%) và chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế. Ngoài ra, dư nợ tín dụng bất động sản kinh doanh tăng 16% so với đầu năm, cao hơn so với tín dụng bất động sản tiêu dùng (tăng 4,6%).
Ngoài ra, bức tranh tín dụng bất động sản cũng có nhiều biến động. Cụ thể, tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, tự sử dụng có xu hướng giảm, trong khi dòng vốn chảy vào kinh doanh bất động sản lại tăng mạnh. Điều này cho thấy, sức mua của thị trường đang có phần chững lại, nhu cầu vay để mua nhà ở không còn "nóng" như trước.
Bên cạnh đó, tín dụng vẫn đang tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng khi dư nợ tín dụng tăng ở hầu hết các phân khúc, từ khu đô thị, nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp đến nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê cũng ghi nhận sự tăng trưởng tín dụng.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.