'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Để làm rõ hơn về phương hướng xử lý vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR).
- Xin ông cho biết lộ trình để thực hiện xoá bỏ các đường ngang trái phép, bởi đây là những điểm nóng tiềm ẩn TNGT bất cứ lúc nào?
Ông Vũ Anh Minh: Chính phủ vừa xây dựng Nghị định 65 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt, qua đó, phấn đấu đến năm 2025 xoá hết 4.500 lối đi tự phát.
Một điểm đáng chú ý khác đó là tại 1.519 đường ngang hợp pháp thì chỉ có trên 654 đường có gác chắn còn hơn 800 điểm chưa có gác chắn. Vì thế, chúng tôi phấn đấu đến năm 2020, 800 đường ngang còn lại sẽ phải có gác chắn, người trực.
- Hiện TNGT đường sắt đa phần do ý thực người dân kém và sự buông lỏng quản lý từ địa phương, ông đánh giá thế nào về điều này?
Theo khảo sát, TNGT đường sắt tại các đường ngang chủ yếu do 2 yếu tố: ý thức người dân và sự giám sát của địa phương. Nếu giải quyết được các vấn đề này sẽ giảm được từ 70% - 80% tai nạn đường sắt.
Tôi lấy ví dụ tại nhiều vụ TNGT đường sắt, sau khi kiểm tra lại hiện trường, đặc biệt là khi đi qua các đường ngang tự phát, mỗi người dân chỉ cần dừng lại 10 giây quan sát thì câu chuyện đã khác. Nhiều trường hợp người dân chủ quan, cố tình vượt qua đường sắt.
Còn về quản lý của địa phương, điều này cần thực hiện trong thời gian dài, không chỉ trong một nhiệm kỳ này, của cá nhân này. Rõ ràng, việc mở các lối đi tự phát của người dân là nguy hiểm, vì tại đây không có gác chắn, người trực... Do đó, địa phương cần tăng cường phối hợp với VNR, Cục đường sắt để giảm bớt các đường ngang trái phép nguy hiểm này.
- Về lâu dài, việc xoá bỏ các đường ngang sẽ được tiến hành, tuy nhiên nguồn lực sẽ huy động từ đâu? Mặt khác, cần phải quy hoạch lại các đường ngang trái phép thế nào để không ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, đời sống người dân, thưa ông?
Về nguồn lực, hiện Nghị định 65 của Chính phủ đã cho phép huy động vốn của địa phương hoặc trung ương xây dựng các đường gom đường dân sinh, cầu vượt để giảm bớt những giao cắt trực tiếp với đường sắt.
Cụ thể, địa phương có thể huy động nguồn lực của các doanh nghiệp trong tỉnh để làm đường ngang, gác chắn. Đây sẽ là kênh hút vốn hiệu quả, bởi theo khảo sát, mỗi địa phương chỉ có vài chục đường ngang trái phép nên nguồn vốn sẽ không lớn.
Riêng các thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên và các tỉnh giáp ranh, tỷ lệ đường ngang trái phép khá nhiều (lên tới vài trăm đường), vì thế cần có cơ chế riêng.
Tôi cho rằng việc thực hiện xã hội hoá để xoá bỏ các đường ngang trái phép là hiệu quả như cách chúng đã áp dụng trong mô hình xã hội hoá làm cầu treo. Khi đó, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đóng trên địa bàn sẵn sàng thực hiện.
Còn đối với việc quy hoạch các đường ngang trái phép, hiện VNR đang khảo sát và báo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ, từ đó phối hợp với địa phương để đưa ra quyết định cuối như: đường nào phải rào hẹp lại, phải xoá bỏ, làm giảm tốc, đường nào được công nhận làm đường ngang chính thức... Trên cơ sở đó mới tính đường nào sử dụng ngân sách trung ương và đường nào xã hội hoá.
- Hiện tại, nhiều công đoạn của ngành đường sắt quá lạc hậu, thủ công dẫn đến một số TNGT đáng tiếc. Để hạn chế điều này, VNR sẽ kiểm soát cách nào, thưa ông?
Hiện tại, VNR đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, hạn chế bớt những tác động mang tính con người, cá nhân. Đặc biệt, cần phải tăng cường nhiều khâu kiểm soát.
Nhưng cũng phải thừa nhận, do yếu tố con người nên vẫn còn những sai sót xảy ra trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ nghiêm túc thay đổi, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa và gắn trách nhiệm cụ thể. Chắc chắn, TNGT đường sắt sẽ giảm khi công tác kiểm soát hiện đại hơn, công nghệ tốt hơn.
Tôi hy vọng đến năm 2025, tỷ lệ TNGT đường sắt giảm chỉ còn 20% so với hiện tại.
Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.