Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ được xây dựng để nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Đây là dự án được mong đợi suốt nhiều năm qua vì chỉ cách nhau có hơn 1km nhưng người dân 2 huyện này phải đi phà. Vào mùa mưa bão, việc đi lại hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, từ năm 2016, khi luồng Lạch Giang đã hoàn thành, việc có một cây cầu là cần thiết để phát triển thông thương hàng hoá, kết nối khu vực trọng điểm nơi đây làm “cửa ngõ” phát triển kinh tế.
Ông Dương Hoài Nam, Phó Phòng dự án 5, Ban Quản lý dự án Thăng Long, Bộ GTVT cho biết dự án xây dựng cầu Thịnh Long có chiều dài toàn tuyến 2,3km với tổng mức đầu tư gần 1.158 tỷ đồng (trong đó, vốn vay ưu đãi của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) là 970,176 tỷ đồng và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 187,9 tỷ đồng). Riêng phần chi phí giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nam Định phê duyệt, quản lý và thực hiện bằng nguồn ngân sách của địa phương.
Dự án có điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 21 tại Km 202+400 (thuộc địa phận xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, Nam Định), điểm cuối giao cắt với Tỉnh lộ 490C tại khoảng Km40+698,42 (thuộc địa phận xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định).
Phần cầu chính có chiều dài 988,4m (Km 1+194,019 -Km 2+182,489) được xây dựng tại vị trí cách bờ biển 7,5km, nối từ nút giao Quốc lộ 21, vượt qua sông Ninh Cơ kết nối với nhánh của nút giao với Tỉnh lộ 490C và phần đường dẫn phía huyện Hải Hậu dài 1,1km, phía huyện Nghĩa Hưng dài 177m.
“Dự án được phê duyệt từ năm 2017, nhưng chính thức được thi công từ ngày 2/1/2018. Sau 6 tháng triển khai, sản lượng thi công đạt khoảng 28% tiến độ dự án. Đây là tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự quyết tâm của Ban Quản lý dự án, nhà thầu và tư vấn giám sát”, ông Nam nói.
Cập nhật thêm về tiến độ hiện tại dự án, ông Phạm Văn Kiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cầu đường Long Biên, đơn vị thi công cùng với liên danh Hanshin Engineering Construction Co.,Ltd (Hàn Quốc) thi công cầu Thịnh Long cho biết: hiện nay, nhà thầu đã khoan được 70% cọc khoan nhồi (khoảng 86/108 cọc khoan nhồi), có đường kính 1,5-2m cả trên bờ và dưới lòng sông với độ sâu 80m.
Ông Kiên cũng cho biết thêm về kỹ thuật của dự án, nhịp chính cầu Thịnh Long dài 130m nhưng trước đó, Công ty đã có kinh nghiệm thi công nhiều dự án có nhịp cầu chính dài tương tự hoặc hơn thế, ví dụ như thi công cầu Chà Và (Vũng Tàu) dài 135m, cầu Hàm Luông (Bến Tre) dài tới 150m nên đã dễ dàng làm chủ về mặt công nghệ.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Dương Hoài Nam cho biết trong quá trình thi công, dự án nhận được sự quan tâm rất sát sao từ Bộ GTVT, địa phương. Đặc biệt, về giải phóng mặt bằng của dự án, UBND tỉnh Nam Định và UBND các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu đã cơ bản bàn giao tới 96%. Hiện còn 1 hộ chưa di dời nhưng không ảnh hưởng tới phần thi công dự án.
“Về nguồn vốn đầu tư, các nhà thầu đã thi công đạt khoảng 80 tỷ đồng (Ban Quản lý dự án đã giải ngân 50 tỷ đồng). Bộ GTVT cũng hứa sẽ giải ngân tiếp 100 tỷ đồng cho dự án ngay trong năm 2018. Bước sang năm 2019, dự án sẽ được nhận tiếp 170 tỷ đồng. Nhìn chung, về nguồn vốn và mặt bằng dự án này khá thuận lợi”, ông Nam nói.
Ông Phạm Văn Kiên cho biết cũng nhờ vốn và mặt bằng đủ nên nhà thầu đã tăng cường bố trí nhân lực trên toàn bộ công trường. Hiện tại luôn có khoảng 100 công nhân thi công theo từng mũi thi công để đảm bảo tiến độ dự án.
Đánh giá về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ dự án, ông Kim Kook Hyung, Tư vấn trưởng Tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (liên danh Sambo-Jinwoo-Hàn Quốc) cho biết với đội ngũ tư vấn và nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm về phương pháp thi công chuyên nghiệp nên quy trình quản lý, giám sát dự án này dễ dàng hơn so với các cầu khác.
“Tới đây, dự án sẽ thực hiện các trụ và nhịp cầu nên các nhà thầu phải thường xuyên tập huấn, kiểm tra, giám sát an toàn lao động, kỹ thuật. Đảm bảo dự án thực hiện tốt cả về chất lượng, an toàn và tiến độ” ông Kim Kook Hyung nói.
Ông Dương Hoài Nam khẳng định hiện tiến độ của nhà thầu cơ bản đảm bảo yêu cầu của Bộ GTVT. Vì thế, Ban Quản lý dự án Thăng Long quyết tâm đưa dự án về đích vào tháng 10/2019, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Các hạng mục thi công cầu Thịnh Long Cầu Thịnh Long gồm 19 nhịp, được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có bề rộng 12m, gồm hai làn xe cơ giới (mỗi làn 3,5m), hai làn xe thô sơ (mỗi làn 2m) và lan can mỗi bên cầu rộng 0,5m. Đối với phần đường dẫn của dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/giờ, nền đường rộng 12m, gồm 2 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ. Dự án còn tiến hành xây dựng nút giao với Quốc lộ 21 tại Km 202+400 được thiết kế dạng giao bằng tự điều khiển, vuốt nối với đường hiện tại, điều tiết giao thông bằng đảo xuyến, các đảo phân làn và vạch sơn. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.