'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quan điểm trên được ông Nguyễn Trần Nam đưa ra tại Hội thảo khoa học về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức hôm 4/4.
Cụ thể, ông Nam cho rằng việc cải tạo chung cư cũ nên linh động cho phép tăng mật độ dân số ở mức độ nhất định bằng cách cho phép tăng chiều cao (số tầng) của dự án. Mặt khác, có thể chuyển dự án cải tạo chung cư cũ thành dự án trung, cao cấp để tận dụng vị trí, bù đắp chi phí tài chính mà không tăng mật độ dân số quá cao.
Điều này giúp tránh việc thay chung cư cũ bằng chung cư mới nhưng chất lượng thấp do thỏa thuận với người dân về diện tích mà không cam kết rõ về chất lượng và mức độ hoàn thiện.
Chủ tịch VnREA cũng nhận định cần đưa các chung cư hết niên hạn vào cải tạo ngay không cần kiểm định, đồng thời tính toán đề án thực hiện cải tạo đồng bộ trên toàn bộ một khu vực.
"Cần có quy hoạch tổng thể khu nào làm trước khu nào làm sau. Trừ những tòa nhà nguy hiểm phải làm ngay còn không nên làm chỗ này một cái chỗ kia một cái. Thậm chí có tòa chưa đến hạn, cũng phải tính tới yếu tố quy hoạch để làm mới lại cả khu theo hướng hiện đại", ông Nam nói.
Đi xa hơn quan điểm của ông Nam, ông Đào Văn Bầu – Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội - đề nghị khu chung cư nào cần thiết cải tạo thì phải làm ngay, không nên đề ra tiêu chí niên hạn.
"Nếu theo quy định, tòa nhà phải qua 50 năm mới hết niên hạn sử dụng. Tuy nhiên, hiện hầu hết chung cư cũ chỉ khoảng 30-40 năm nhưng chất lượng đã xuống cấp. Chúng ta đã ‘xôi đỗ’ về quy hoạch, nay lại thêm ‘xôi đỗ’ về niên hạn thì sẽ không cải tạo được", ông nói.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng thừa nhận: "Việc áp dụng tiêu chí hết niên hạn là chưa phù hợp. Có những tòa chưa tới hạn nhưng đã xuống cấp, gây ảnh hưởng kiến trúc đô thị thì cũng vẫn phải làm. Vừa rồi chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía người dân: Chưa tới niên hạn, tại sao lại đưa vào quy hoạch? Phải chăng có nhóm lợi ích nào ở đây?"
Mặc dù vậy, theo lưu ý của TS Đào Ngọc Nghiêm, phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, việc quy hoạch cải tạo, tái thiết chung cư cũ cần tôn trọng quy hoạch chung của thành phố.
Theo đó, quy hoạch cải tạo, tái thiết chung cư cũ phải được lập quy hoạch cho toàn khu, đồng thời phải tuân thủ quy hoạch của thành phố về quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành với các tiêu chí chính là: dân số, không gian và hệ số sử dụng đất. Cấu trúc khu chung cư sau cải tạo không nhất thiết phải là mô hình đơn vị ở phổ biến mà có thể là khu đô thị đa chức năng.
Đây cũng là quan điểm của PGS Vũ Thị Minh (Đại học Kinh tế quốc dân). Bà Minh cho rằng cần chú trọng hạ tầng thay vì nâng tầng chiều cao của các dự án cải tạo chung cư cũ. Hà Nội hiện tại nhìn từ trên cao xuống rất xấu về mặt mỹ quan, nếu tiếp tục nâng tầng các dự án có khả năng sẽ khiến cho bức tranh đô thị thêm lộn xộn.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990, phân bố chủ yếu ở 4 quận nội đô và đa số đều hết niên hạn sử dụng.
Theo ông Dục, từ năm 2003, thành phố đã giao nhiệm vụ cho các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác điều tra xã hội học, xây dựng nhiệm vụ thiết kế, quy hoạch tại 26 khu chung cư tập trung và 67 nhà chung cư độc lập.
Tuy nhiên, đến nay mới có 14 chung cư cũ được xây dựng mới và đưa vào sử dụng, 5 chung cư cũ đang phá dỡ, triển khai xây dựng. Có 4 khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.