'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giảm áp lực tỷ giá USD/VND
Ngày 10/11, NHNN điều chỉnh giảm giá bán USD tại Sở Giao dịch từ mức 24.870 đồng/USD xuống còn 24.860 đồng/USD.
Dù chỉ giảm rất nhẹ, chỉ 10 đồng, nhưng đây là lần đầu tiên trong năm 2022, NHNN giảm giá bán USD. Trước đó, cơ quan này đã 6 lần tăng giá bán USD liên tiếp nhằm ổn định tỷ giá trong bối cảnh đồng USD tăng giá.
Đến ngày 18/11, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giảm giá bán USD tại Sở Giao dịch từ 24.860 đồng/USD xuống 24.850 đồng/USD, tương đương mức giảm 10 đồng.
Dù mức giảm mỗi lần khá nhỏ nhưng việc giảm giá bán USD cho thấy áp lực tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt.
Cùng với việc giảm giá bán USD, NHNN cũng giảm tỷ giá trung tâm. Ngày 22/11, tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết ở mức 23.674 đồng/USD, giảm khoảng 24 đồng/USD so với mức "đỉnh" trong khoảng 2 tuần qua.
Giá USD trong ngân hàng và trên thị trường tự do cũng hạ nhiệt. Giá USD tại các ngân hàng thương mại ngày 22/11 được giao dịch quanh mức 24.606 đồng/USD (mua vào) và 24.857 đồng/USD (bán ra). So với mức "đỉnh" trong thời gian qua, giá USD tại các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng 30 đồng/USD. Tương tự, trên thị trường tự do, giá USD tiếp tục được duy trì dưới mốc 25.000 đồng/USD.
Việc giá USD trong ngân hàng và trên thị trường tự do hạ nhiệt và lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt là cơ hội để duy trì mặt bằng lãi suất, nới hạn mức tín dụng.
Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, việc tỷ giá USD/VND bớt 'nóng' trong bối cảnh chỉ số đồng USD có dấu hiệu tạo đỉnh và đang giảm sẽ là cơ hội để lãi suất không tăng thêm. Việc này đồng thời tạo dư địa cho NHNN cân nhắc nới room tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường dịp cuối năm.
TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định tỷ giá USD/VND từ nay tới cuối năm dự kiến không chịu quá nhiều sức ép như giai đoạn vừa qua và room tín dụng có cơ hội được nới.
Luỹ kế từ đầu năm, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 8,4%. Tuy nhiên, mức tăng này thấp nhất trong khu vực và cũng thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Không gian điều hành tiền tệ rộng hơn
Giữ ổn định tỷ giá luôn là mục tiêu của NHNN. Tại đối thoại chuyên đề: “Điều hành tỷ giá USD/VND: Ổn định kinh tế vĩ mô" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy vừa tổ chức, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết, ngay từ đầu, NHNN đã đặt vấn đề điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 theo hướng bình ổn tỷ giá hối đoán ở mức có thể chấp nhận được so với đồng USD.
Cụ thể, NHNN đã kích hoạt trở lại kênh OMO (nghiệp vụ thị trường mở) để kiểm soát nguồn cung tiền tốt hơn. NHNN đã bán ngoại tệ ở mức độ vừa phải để ổn định tỷ giá hối đoán và tài trợ cho các nhu cầu lớn, tức thì của các doanh nghiệp.
Quan trọng nhất là NHNN đã tăng 2 lần lãi suất với mức độ tăng 1 điểm % một lần. Đây là mức tăng rất lớn. Bởi Mỹ lạm phát tới 8-9% mà chỉ tăng 0,75% lãi suất. Việt Nam lạm phát 3% mà tăng lãi suất tới 1%. Đặc biệt, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá trung tâm và tỷ giá bán ngoại tệ. NHNN cũng đã nới lỏng biên độ.
" Chúng ta thấy, từ đầu năm tới giờ, tỷ giá vẫn biến động ở mức từ 9,5-9,6%. Như vậy, chúng ta đã đạt được mức tăng tỷ giá thấp nhất trong khu vực và cũng thuộc nhóm thấp nhất thế giới", TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá.
"Việc NHNN nới biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và USD từ 3% lên 5% đã hạn chế việc sử dụng dự trữ ngoại hối. Lực cầu về ngoại tệ ở những tháng cuối năm rất cao. Việc nâng mạnh giá bán USD làm giảm sự căng thẳng tỷ giá và giảm sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thống và chợ đen. Qua được giai đoạn cầu ngoại tệ tăng cao thì NHNN lại giảm giá bán USD. Cách điều hành như vậy là phù hợp với kinh tế thị trường", TS Nguyễn Hữu Huân nhận xét.
Trong báo cáo nhận định và dự báo diễn biến tỷ giá vừa công bố, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cho rằng trong những tháng cuối năm 2022, dự báo nguồn cung trên thị trường ngoại hối sẽ được bổ sung một lượng ngoại tệ từ kiều hối và kỳ vọng dòng tiền từ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể phần nào giảm bớt áp lực cho tỷ giá USD/VND. Cùng đó, áp lực lên tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối năm 2023 khi Fed kết thúc lộ trình tăng lãi suất.
Cùng với triển vọng Fed sẽ giảm mức độ cứng rắn trong điều hành khi các chỉ số kinh tế Mỹ trong tháng 10 tích cực hơn, tỷ giá trong nước dịu lại điều kiện thuận lợi để NHNN có thêm không gian điều hành chính sách theo hướng nới thêm các chinh sách hỗ trợ kinh tế và doanh nghiệp.
Trong văn bản chỉ đạo gửi các ngân hàng thương mại mới đây, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
NHNN thống kê cho thấy, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ bằng VND ở mức 8,4-9,9%/năm. Trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,6%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 5,5%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trái lại, lãi suất cho vay USD bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 3,2-4,5%/năm đối với ngắn hạn, còn đối với trung và dài hạn ở mức 5,2-5,7%/năm. Về tiền gửi, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,2-0,3%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4,3-4,8%/năm. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng ở mức 5,4 -6,5%/năm. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng ở mức từ 5,6-6,8%/năm. Đối với kỳ hạn trên 24 tháng ở mức từ 6,2-6,7%/năm. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.