Chuyên gia: Kinh tế châu Á đối mặt 3 thách thức lớn trong năm 2022

Quỳnh Anh - 10/01/2022 19:39 (GMT+7)

(VNF) - Theo nhà kinh tế cấp cao phụ trách khu vực châu Á tại ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ UBP - Carlos Casanova, các quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt với 3 “cơn sóng” lớn trong năm mới 2022.

VNF
Chuyên gia cho rằng kinh tế châu Á sẽ đối mặt 3 thách thức lớn trong năm 2022.

Các thách thức được chuyên gia Carlos nêu ra bao gồm mối nguy từ các biến thể của virus SARS-CoV-2, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt các quy định về chính sách kinh tế.

Các yếu tố này được dự đoán sẽ là nguy cơ lớn tới các quốc gia trong toàn khu vực, nhưng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các nền kinh tế mới nổi, theo CNBC.

Theo chuyên gia Carlos: “Chúng ta có số trường hợp nhiễm biến thể Omicron đang gia tăng. Chúng ta cũng thấy sự tăng trưởng tại Trung Quốc được nhận định giảm khoảng 5%. Từ những cuộc họp gần đây nhất của Fed, chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần”.

Đặc biệt, vào tuần trước, Fed đã khiến các nhà đầu tư hoảng hốt khi thông báo đã sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn dự kiến, bao gồm việc tăng lãi suất, quay trở lại các chương trình mua trái phiếu và thảo luận về việc giảm nắm giữ chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp.

Trao đổi với CNBC, ông Carlos cho biết sẽ có sự nén tỷ giá thực tế giữa các thị trường mới nổi của châu Á và Mỹ, làm ảnh hưởng tới dòng chảy trái phiếu trong khu vực và tác động xấu tới các quốc gia có nền kinh tế dễ bị tổn thương.

Hồi năm 2013, Fed đã từng gây tác động lớn tới nền kinh tế châu Á khi bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản của mình. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư hoảng sợ và gây ra tình trạng bán tháo trái phiếu, khiến lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến.

Kết quả là, các thị trường mới nổi ở châu Á phải hứng chịu dòng vốn chảy ra mạnh và đồng tiền mất giá mạnh, buộc các ngân hàng trung ương trong khu vực phải tăng lãi suất để bảo vệ tài khoản vốn của họ.

Vì vậy, việc nền kinh tế của các quốc gia châu Á phát triển thế nào trong năm 2022 phụ thuộc phần nhiều vào cách Fed tiến hành bình thường hóa chính sách của họ trong những tháng tới, ông Casanova bày tỏ.

Tuy nhiên, vị chuyên gia từ ngân hàng Thuỵ Sĩ cũng lưu ý rằng những dự đoán của ông chỉ là một tình huống giả định để các quốc gia chủ động cân đối nền kinh tế, đồng thời chuẩn bị cho nhưng tình huống phát sinh do đại dịch, nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là khi Fed có thể sẽ thực hiện 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2022.

Xem thêm >> IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á xuống 6,5% vì rủi ro chuỗi cung ứng và Covid-19

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.