'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chuyên môn hóa (specialization) là một dạng phân công lao động trong đó mỗi cá nhân hay doanh nghiệp tập trung nỗ lực sản xuất của mình vào một loại hoạt động duy nhất hay một vài hoạt động nào đó. Nếu một cá nhân chuyên môn hóa vào một nhiệm vụ duy nhất, có khả năng anh ta sẽ thực hiện nhiệm vụ đó hiệu quả hơn nhiều so với trường hợp phải làm mọi việc. Các nhà chuyên môn tập trung vào công việc mà họ làm tốt nhất: sự quen thuộc và lặp lại hàng ngày sẽ nâng cao kỹ năng lao động và tránh được những tổn thất về thời gian do phải chuyển từ việc này sang việc khác. Vì những lý do đó, chuyên môn hóa đem lại năng suất lao động và sản lượng cao hơn.
Chuyên môn hóa cũng làm cho nền kinh tế sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình có hiệu quả hơn, qua đó sản xuất và tiêu dùng khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trường hợp không chuyên môn hóa. Chúng ta có thể minh họa cho nguyên tắc này bằng cách giả định một nền kinh tế chỉ có hai người A và B, chỉ sản xuất hai hàng hóa là X và Y. Giả sử A có đường giới hạn năng lực sản xuất như trong hình 17a với 12X hoặc 6Y và như vậy A có hiệu quả gấp đôi khi sản xuất X so với sản xuất Y. Điều này hàm ý chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 đơn vị Y bằng 2 đơn vị X. Chúng ta hãy giả định A quyết định sản xuất và tiêu dùng tại điểm Apr trên đường giới hạn năng lực sản xuất của mình (6X và 3Y)
Ngược lại B có đường giới hạn năng lực sản xuất như trong hình 17b với 12Y hoặc 6X và như vậy B có hiệu quả gấp đôi khi sản xuất Y so với sản xuất X. Chi phí cơ hội của B trong việc sản xuất 1 đơn vị X bằng 2 đơn vị Y. Chúng ta hãy giả định B quyết định sản xuất và tiêu dùng tại điểm Bpc trên đường giới hạn năng lực sản xuất của mình (6X và 3Y)
Bây giờ chúng ta giả sử A và B chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm mà họ có hiệu quả nhất: A chuyên môn hóa hoàn toàn vào việc sản xuất X và B chuyên môn hóa hoàn toàn vào việc sản xuất Y. Nếu chuyển hình 17a và 17b thành hình 17c, chúng ta xác định được đường giới hạn năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế với chi phí cơ hội của cả hai hàng hóa bằng 1 (1X/1Y hoặc 1Y/1X)
Hình: Chuyên môn hóa. (a) Đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng của A trước khi chuyên môn hóa; (b) Đường giới hạn năng lực sản xuất/ tiêu dùng của B trước khi chuyên môn hóa; (c) Đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng kết hợp của A và B sau khi chuyên môn hóa. (d) Giới hạn sản xuất/tiêu dùng của A và B trước và sau khi chuyên môn hóa.
Như vậy, chuyên môn hóa đem lại mối lợi trong sản xuất: nền kinh tế bây giờ có thể sản xuất nhiều hàng hóa X và Y hươn trường hợp chưa chuyên môn hóa [12X+12Y > (6X+3Y) +(3X+6Y)]. Điều này cũng dẫn tới mối lợi trong tiêu dùng: do chuyên môn hóa và trao đổi, A và B giờ đây có thể tiêu dùng cả hai sản phẩm nhiều hơn. Chẳng hạn A tiêu dùng 8X do A sản xuất ra và đổi 4X còn lại để lấy 4Y của B. Như vậy, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, A có thể tiêu dùng thêm 2X và 1Y. Tương tự, B có thể tiêu dùng 8Y do B sản xuất và đổi 4Y của B lấy 4X của A, qua đó làm tăng thêm mức tiêu dùng của B thêm 2Y và 1X.
Nếu sự chuyên môn hóa góp phần nâng cao năng suất của A và B do sự thành thạo, kỹ năng sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật mới tăng lên, đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng của nền kinh tế sẽ dịch chuyển ra phía ngoài. Điều này hàm ý chuyên môn hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cải thiện chất lượng của các nguồn lực hiện có, đặc biệt là lực lượng lao động.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.