Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) vừa công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ quý II/2021 ở mức 6.000 tỷ đồng, giảm 31% so với quý trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, lợi nhuận trước thuế lũy kế 6 tháng đầu năm của VCB vào khoảng 14.800 tỷ đồng, tăng trưởng 35% cùng kỳ và hoàn thành 58% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, đến cuối quý II, tín dụng của VCB tăng 9,8% so với hồi đầu năm (so với hạn mức ban đầu là 10,5%), đạt 920.000 tỷ đồng; tín dụng khách hàng cá nhân tăng 11,9% so với đầu năm và chiếm 54,8% tổng dư nợ tính đến cuối quý II, so với năm 2020 là 53,5%.
Trong diễn biến liên quan, VCB vừa nộp đơn xin cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng lên 14% và đang chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Bên cạnh đó, ngân hàng công bố lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước dự phòng (PPOP) trong nửa đầu năm 2021 đạt khoảng 19.600 tỷ đồng (tăng 30% cùng kỳ). Ước tính, PPOP quý II đạt khoảng 8.600 tỷ đồng (giảm 21% so với quý trước và tăng 14% cùng kỳ).
Cuối quý II/2021, tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng nhẹ 3 điểm cơ bản so với quý I/2021 và 7 điểm cơ bản so với quý II/2020, đạt 0,91%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 280%. Như vậy, VCB có thể là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao thứ hai trong ngành; tỷ lệ LLR sơ bộ của VCB thấp hơn so với mức 311% của MBB.
Yuanta cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng cao và thu nhập phí cao là những mặt tích cực đối với PPOP, nhưng chi phí trích lập dự phòng cao khiến lợi nhuận bị suy giảm. Công ty chứng khoán này sẽ có những phân tích cụ thể hơn sau khi VCB công bố đầy đủ báo cáo tài chính.
Mặt khác, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao của VCB tiếp tục cho thấy chính sách quản trị thận trọng đối với rủi ro tín dụng. Với mức tỷ lệ LLR cao, VCB hoàn toàn linh hoạt hơn so với hầu hết các ngân hàng khác trong việc giảm trích lập dự phòng và từ đó giúp thúc đẩy lợi nhuận mà không làm suy giảm chất lượng tài sản.
Chất lượng tài sản vững chắc với tỷ lệ nợ xấu vẫn ớ mức thấp, nhưng cần chú ý khả năng gia tăng nợ xấu trong tương lai. Đồng thời, thu nhập phí tiếp tục tăng cao nhờ vào việc ghi nhận phí trả trước và doanh thu bancassurance.
Trên thị trường, cổ phiếu VCB đang giao dịch tương ứng với P/B dự phóng năm 2021 là 3,5 lần, so với trung vị ngành là 1,9 lần. Yuanta đưa ra khuyến nghị mua VCB với giá mục tiêu 12 tháng là 114.650 đồng/cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, kết quả kinh doanh quý 1/2021 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên mới chỉ đạt 2% kế hoạch lợi nhuận năm do dự án The Terra - An Hưng sẽ được bàn giao và ghi nhận doanh thu trong quý IV/2021.
KBSV dự báo lợi nhuận năm 2021 của VPI sẽ tăng trưởng tích cực nhờ hoàn thiện và bàn giao dự án The Terra – An Hưng. Ước tính, dự án sẽ đem lại 2.565 tỷ đồng doanh thu cho VPI.
Cụ thể, KBSV ước tính doanh thu của VPI sẽ đạt 3.048 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 338 tỷ đồng, lần lượt tăng 41% và 12% so với thực hiện năm 2020.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp dự kiến tiếp tục triển khai các dự án gối đầu. VPI bắt đầu đẩy mạnh phát triển dự án tại các tỉnh khác như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Cần Thơ, TP.HCM.
Các dự án mới được khởi công trong năm nay đều đã có đầy đủ pháp lý để triển khai và mở bán trong năm 2021 và 2022, qua đó đảm bảo cho kết quả kinh doanh cũng như dòng tiền của doanh nghiệp.
Sau năm 2020 suy giảm về kết quả kinh doanh, KBSV dự báo VPI sẽ bước vào giai đoạn 2021 - 2022 với lợi nhuận tăng trưởng khả quan. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPI, giá mục tiêu là 40.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 15% so với giá đóng cửa ngày 13/7.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa khuyến nghị giá mục tiêu cho mỗi cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội là 25.358 đồng.
Do giá cổ phiếu MBB đã tăng 71% so với hồi đầu năm, Yuanta cũng khuyên các nhà đầu tư nên chờ đợi giá điều chỉnh trước khi tích lũy thêm.
Mới đây, MBB đã công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ quý II/2021 với 3.400 tỷ đồng, giảm 25% so với quý trước và tăng 17% so với cùng kỳ. Trong quý, tăng trưởng tín dụng cao và quản lý chi phí hiệu quả là những mặt tích cực của MBB, nhưng chi phí trích lập dự phòng cao là yếu tố làm giảm lợi nhuận.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 8.000 tỷ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch cả năm và 56% dự báo của Yuanta.
Nhìn chung, một trong những điểm sáng nửa đầu năm của MBB là mức tăng trưởng tín dụng 10,5% so với hồi đầu năm (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp), đạt 340.000 tỷ đồng; thị phần cho vay khách hàng là 4,9% (tăng 20 điểm cơ bản so với đầu năm) tính đến cuối quý II/2021; tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) giảm còn 28,6%; tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng giảm đáng kể còn 0,76%;
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của MBB tăng vọt lên đến 311% trong quý II/2021. Mức này vượt qua cả tỷ lệ LLR của VCB là 280% và MBB có thể là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất ngành.
Yuanta cho rằng, năm 2021, MBB sẽ có được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mục tiêu đặt ra và việc quản lý chi phí đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, việc tăng trích lập dự phòng và tỷ lệ LLR cho thấy MBB đã thận trọng để chuẩn bị cho một tương lại không thể đoán trước. MBB đang có một chiến lược đúng đắn bằng cách tăng trích lập dự phòng nợ xấu nhằm hạn chế việc chất lượng tài sản bị suy giảm trong tương lai.
Trên thị trường, cổ phiếu MBB đang giao dịch với P/B dự phóng 2021 tương đương với mức trung vị ngành, mặc dù MBB có chất lượng hoạt động vượt trội hơn so với ngành. Yuanta tin rằng, MBB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với các ngân hàng còn lại và đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.