'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, quý I/2021, Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận sau thuế đạt 3.553 tỷ đồng, tăng trưởng 108% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 5.952 tỷ đồng, tăng trưởng 27% nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh, tăng 8,4% và trái phiếu doanh nghiệp tăng 7,2%; NIM tăng nhẹ so với quý trước, đạt 5,18% nhờ hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.
Thu nhập ngoài lãi đạt 3.241 tỷ đồng, tăng 97% cùng kỳ nhờ thu nhập khác tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ do thu hồi nợ xấu ngoại bảng. Hệ số CIR tại quý I/2021 giảm còn 32,3%, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm ở mức 1,29%, tăng mạnh từ mức 1,09% tại thời điểm cuối năm 2020 và hệ số LRR giảm nhẹ xuống mức 128% từ mức 134% tại thời điểm cuối năm 2020.
Năm 2021, MBB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 13.200 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với thực hiện năm ngoái và tăng trưởng tín dụng đạt từ 10-11%, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1,5%.
Ngân hàng cũng thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, phát hành 70 triệu cổ phiếu mới (dự kiến phát hành cho Viettel và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Viettel với giá phát hành không thấp hơn giá trị sổ sách) và phát hành 19,2 triệu cổ phiếu ESOP. Thời gian dự kiến phát hành muốn nhất là vào quý IV/2021.
Nhìn chung, kế hoạch lợi nhuận của MBB đưa ra là khá thận trọng khi ngân hàng đã đạt kết quả kinh doanh rất tích cực trong quý I. Yuanta đánh giá cao triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2021 và dự phóng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 40% cùng kỳ, đạt 11.560 tỷ đồng nhờ chất lượng tài sản được cải thiện và khả năng sinh lời được duy trì.
Ở mức giá hiện tại, MBB đang được giao dịch tại P/B dự phóng 2021 là 1,9 lần, đồ thị giá của MBB đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các nhà đầu tư có thể tích lũy tại các nhịp điều chỉnh. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, ngày 23/6, Công ty Cổ phần Thaiholdings (HNX: THD), công ty mà Phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB), ông Nguyễn Đức Thụy đang sở hữu 24,6% cổ phần, đã đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu LPB (tương đương 1,86% cổ phần).
Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến trong khoảng thời gian từ 29/6 đến 28/7. Thông báo này cũng tiết lộ sở hữu hiện tại của ông Thụy tại LPB là 2,85%.
Trước đó, ngày 2/6, ông Thụy đăng ký mua 32,5 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu tại LPB từ 1,895% lên 4,92% trong thời gian từ 8/6 đến 8/7/2021. Trong khi đó, ngày 22/6, Thaiholdings thông báo đã bán thành công 719.400 cổ phiếu LPB (tương ứng tỷ lệ 0,07%) để giảm tỷ lệ sở hữu về 0%.
VCSC hiện đang có khuyến nghị giá mục tiêu là 27.000 đồng cho mỗi cổ phiếu LPB, tương ứng thấp hơn 6,3% giá đóng cửa ngày 23/6.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhận định, kết quả kinh doanh quý I của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) cho thấy tín hiệu bứt phá với doanh thu đạt 2.002 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần cùng kỳ và lãi sau thuế 714,5 tỷ đồng, cao gấp 7,6 lần so với quý I/2020.
MASVN cho rằng, với kỳ vọng sớm kiểm soát được đợt bùng dịch lần 4, lợi nhuận của KBC sẽ không ảnh hưởng lớn. Cụ thể, từ ngày 27/4/2021, dịch Covid-19 đã có đợt bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam. Điểm đáng lưu ý khi đợt dịch này bùng phát mạnh trong các khu công nghiệp, trong đó 2 địa bàn kinh doanh chính của KBC là tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã chịu ảnh hưởng rất lớn.
Tính đến thời điểm 31/5, KBC cho biết doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng nhiều từ đợt bùng dịch này và trong giai đoạn từ giữa tháng 6 đến nay số ca nhiễm mới theo ngày tại Bắc Ninh và Bắc Giang cũng có dấu hiệu tạo đỉnh. Với kỳ vọng đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4 sẽ được sớm kiểm soát cùng với kế hoạch tiêm vắc-xin vào tháng 7/2021, MASVN cho rằng lợi nhuận năm 2021 KBC sẽ ít bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp thận trọng, doanh thu cho thuê đất có thể bị chậm ghi nhận trong năm 2021 nhưng phần thiếu hụt này sẽ được bù đắp trong năm 2022.
Tính đến 31/12/2020, quỹ đất KCN của KBC đã tạo lập là 4.713 ha, giảm 11% so với năm 2019 do chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Huế là chủ đầu tư khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây (660 ha), và tăng quỹ đất đã trúng thầu ở Long An lên 219,8 ha.
Quy mô diện tích khu công nghiệp của KBC chiếm gần 5% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước. Về diện tích đất khu đô thị, hiện tại KBC đang sở hữu quỹ đất là 917,9 ha đất khu đô thị từ Bắc vào Nam.
Năm 2021, Kinh Bắc đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 6.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.000 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 lần và 6,25 lần thực hiện năm 2020. Cơ sở thực hiện dựa trên kế hoạch cho thuê đất tại các khu công nghiệp như khu công nghiệp Quang Châu (75,6 ha), khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (124,7 ha), khu công nghiệp Tân Phú Trung (20 ha).
Doanh nghiệp cũng có kế hoạch ghi nhận doanh thu từ các khu đô thị như đất khu đô thị mới Phúc Ninh, đất khu đô thị Tràng Duệ. Nếu tình hình kinh doanh được triển khai thuận lợi, KBC hoàn toàn có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch trên.
MASVN thực hiện định giá KBC theo phương pháp so sánh P/E và P/B với các doanh nghiệp cùng ngành. Theo đó, các doanh nghiệp được so sánh là những đơn vị có quỹ đất sẵn sàng cho thuê hoặc sẽ có thêm quỹ đất mới trong 2 năm tới, cụ thể như: BCM, LHG, SZC, NTC và TIP.
Các doanh nghiệp này có mức P/E và P/B trung bình lần lượt đạt 18,31 lần và 3,12 lần. Kết thúc quý I/2021 KBC có giá trị sổ sách (BV) ở mức 21.930 đồng/cổ phiếu và EPS ở mức 1.610 đồng. Theo đó giá trị hợp lý 1 cổ phần KBC ở mức 56.600 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.