Cuộc 'đụng độ' của Jack Ma với chính quyền khiến Alibaba, Ant Group mất gần 1.000 tỷ USD

Quỳnh Anh - 10/07/2023 11:32 (GMT+7)

(VNF) - Đã gần 3 năm kể từ ngày chính quyền Trung Quốc chấn chỉnh lại ngành công nghệ trong nước, và tập đoàn bị ảnh hướng lớn nhất là tỷ phú Jack Ma và tập đoàn Alibaba. Cuộc chấn chỉnh đã khiến tập đoàn giá trị nhất tại Trung Quốc và cánh tay tài chính của nó là Ant Group thiệt hại tới 850 tỷ USD.

VNF
Các "đế chế" được tạo ra dưới tay tỷ phú Jack Ma đã chịu thiệt hại nặng nề sau khi bị nhà nước "siết" gọng kiềm.

Cuối tuần trước, chính quyền Bắc Kinh đã kết thúc quá trình điều tra Ant Group với án phạt gần 1 tỷ USD, trở thành một trong những công ty chịu thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi Bắc Kinh quyết định siết chặt các biện pháp kiểm soát với các công ty công nghệ và internet trong nước vào năm 2020.

Nhiều người đồn đoán Alibaba phải chịu hậu quả này là do những phát ngôn có phần "ngông cuồng" của tỷ phú Jack Ma gây nên.

Sau khi bị đưa vào "tầm ngắm", cả Alibaba và Ant đều phải chịu những án phạt nặng nề chưa từng có và phải đại tu lại mô hình kinh doanh, rút lui khỏi các lĩnh vực nhạy cảm.

Thậm chí, Ant Group đã bị hủy bỏ đợt IPO tiềm năng nhất thế giới với định giá lên tới 315 tỷ USD. Giờ đây, nếu fintech này lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu, thì cũng chỉ được định giá chưa tới 80 tỷ USD, gần như bằng 1/4 so với mức định giá cũ.

Cũng trong cuối tuần trước, Ant đã đề xuất mua lại tới 7,6% cổ phần trong nỗ lực tạo cơ hội cắt giảm cổ phần cho các nhà đầu tư bị mắc kẹt bởi cuộc đàn áp quy định kéo dài nhiều năm tại cường quốc fintech. 

Nếu như "cánh tay tài chính" bị khóa chặt, thì Alibaba cũng không khá hơn chút nào. Tập đoàn tiên phong trong ngành thương mại điện tử của đất nước rõ ràng đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền Bắc Kinh và cũng nếm đủ "trái đắng" trong suốt 3 năm qua, chịu hoản tiền phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD vào năm 2021 và đánh mất thị phần vào tay các đối thủ do nhà nước hậu thuẫn. 

Giá trị thị trường của Alibaba đạt mức 234 tỷ USD, sau khi cổ phiếu công ty tăng 8% vào cuối tuần trước, tương đương mức sụt giảm khoảng 620 tỷ USD so với thị giá cao nhất công ty từng ghi nhận năm 2020.

Như vậy, sau 3 năm "dính đòn", để được nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, Alibaba và Ant Group đã mất khoảng 850 tỷ USD giá trị thị trường.

Đương nhiên, so với việc bị kiểm soát mãi mãi và không thể tiếp tục hành trình kinh doanh bứt phá, có lẽ cả Alibaba và Ant đều chấp nhận tạm dừng bước tăng trưởng để xây dựng lại từ đầu.

Mới đây, Alibaba cũng đã thực hiện cuộc cải tổ lịch sử, chia tách tập đoàn thành 6 công ty riêng biệt chuyên trách các lĩnh vực khác nhau, tìm kiếm tiềm năng phát triển riêng và nghiên cứu khả năng IPO cho các công ty này. Đây được coi là động thái mang tính chất lịch sử và được cho là sẽ tạo bước chuyển mình cho tập đoàn sau những ngày tháng tối tăm.

Theo Bloomberg, các biện pháp mới nhất của Trung Quốc có thể báo hiệu việc nới lỏng "gọng kiềm" khi nhà nước buộc phải lựa chọn hỗ trợ lĩnh vực tư nhân để "cứu" lấy tăng trưởng kinh tế, vốn đã mất đà từ đầu năm nay. 

Trong một kịch bản tiêu cực, với sự sụt giảm nghiêm trọng hơn trong ngành bất động sản, tốc độ cải cách chậm chạp và sự chia rẽ sâu sắc hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, Bloomberg Economics nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống 3% vào năm 2030.

Sự thất bại của Jack Ma bắt đầu vào tháng 10/2020, khi doanh nhân này thẳng thắn bước lên sân khấu ở Thượng Hải tại Hội nghị Thượng đỉnh Bến Thượng Hải để phát biểu trước các nhà đầu tư và quan chức chính phủ. Với việc Ant đã sẵn sàng ra mắt công chúng trong một vụ IPO bom tấn, Jack Ma đã dành 20 phút để thảo luận về "các quy định lỗi thời" có thể kìm hãm sự đổi mới trong nước.

Chỉ vài ngày sau, các quan chức đã triệu tập tỷ phú Jack Ma đến Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, cho biết về một loạt thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của Ant Group, từ cho vay tiêu dùng và quản lý tài sản đến thanh toán trực tuyến. Đợt IPO, vốn có thể huy động được 315 tỷ USD, sẽ phải hủy bỏ. 

Kể từ đó, gã khổng lồ công nghệ tài chính đã phải đối mặt với các rào cản pháp lý bổ sung và buộc phải hành xử giống một ngân hàng truyền thống hơn. Tình trạng tương tự cũng xảy đến với Alibaba, khiến danh tiếng của công ty có giá trị nhất châu Á lụi bại dần.

Xem thêm >> Diễn biến bất ngờ từ Alibaba: CEO Daniel Zhang từ chức, 'cánh tay phải' Jack Ma lên nắm quyền

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.