Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Jones Lang LaSalle (JLL), khối lượng đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương lên đến 40 tỷ USD, tăng hơn 22% so với cột mốc kỷ lục năm 2008 và tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017.
Hoạt động sôi nổi được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường cốt lõi của khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Hồng Kông, Úc và Trung Quốc. Riêng đầu tư tại Ấn Độ đã ghi nhận quý thứ hai tăng trưởng vượt bậc chưa từng có, đạt hơn 1,6 tỷ USD.
Châu Á Thái Bình Dương cũng được hưởng lợi từ thành phố thương mại phát triển nhất trong quý đầu năm. Tokyo đã vượt qua London để dẫn đầu bảng đầu tư toàn cầu với 9,1 tỷ USD trong quý I, vì phần lớn các nhà đầu tư rót vốn vào các thành phố văn phòng.
Bất chấp những biến động của thị trường chứng khoán và các cuộc xung đột thương mại, nhà đầu tư vẫn để mắt đến bất động sản. Đầu tư bất động sản toàn cầu quý I/2018 đạt 165 tỷ USD, cao hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong 10 năm qua.
Trong bối cảnh các hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi tại nhiều thị trường, chuyên gia Pranav Sethuraman thuộc Bộ phận thị trường vốn toàn cầu của JLL dự báo lượng đầu tư sẽ giảm từ 5% đến 10%, rơi vào khoảng 650 tỷ USD, vì "các nhà đầu tư hướng mắt đến các loại hình bất động sản mới ngoài việc tập trung thâu tóm các tài sản đơn truyền thống".
"Sự tăng trưởng của hoạt động huy động vốn, M&A và các lĩnh vực thay thế đều cho thấy mặc dù cách thức tiếp cận tài sản của nhà đầu tư đang có sự thay đổi, khẩu vị của họ dành cho bất động sản vẫn không giảm nhiệt", ông giải thích.
Theo JLL, châu Á Thái Bình Dương đã tiếp tục phá vỡ các kỷ lục được thiết lập trước đó. Nền tảng để thiết lập kỷ lục tiếp tục là những giao dịch ở những thị trường lớn nhất khu vực với Nhật Bản (23%), Hồng Kông (72%), Úc (87%), Trung Quốc (93%), và Ấn Độ (3.453%).
Tại Nhật Bản, nhu cầu thuê văn phòng cao đẩy mức giá thuê tăng mạnh và thu hẹp tỷ lệ trống. Trong khi đó, sau một năm 2017 không có nhiều sự biến động, J-REIT đã quay trở lại thị trường với hơn 2,2 tỷ USD cho những hoạt động thâu tóm, tăng 62% so với quý đầu tiên của năm 2017.
Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút 455 triệu USD trong giai đoạn tháng 1 – tháng 4/2018, chiếm 12,8% tổng vốn FDI của cả nước trong giai đoạn này.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cam kết rót 3,05 tỷ USD trong tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam vào bất động sản trong thời điểm cùng kỳ năm ngoái, chiếm 8,5% tổng vốn FDI đăng ký của Việt Nam.
CBRE cho biết đầu tư vào bất động sản thường tập trung vào thị trường phía Nam. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung sự chú ý vào thị trường bất động sản Hà Nội, điển hình là thỏa thuận của Tập đoàn Sumitomo ở phía bắc sông Hồng.
Tổng cục Thống kê cho biết Việt Nam đã thu hút 883 dự án FDI mới với tổng vốn 8,06 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm nay, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giải ngân FDI ước tính đạt 5,1 tỷ USD trong giai đoạn này, tăng 6,3%. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam từ tháng 1 – 4/2018, theo sau là Nhật Bản.
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc tại Việt Nam của JLL nhận định "Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các phân khúc của thị trường bất động sản, thách thức lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt là tìm kiếm những cơ hội tài sản có chất lượng tốt. Bộ phận Thị trường vốn của JLL tiếp đón từ 5 đến 10 nhà đầu tư nước ngoài mỗi tuần và trong khi nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này, chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy một năm bội thu cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào năm 2018."
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.