Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh 35% trong quý đầu năm 2005
(VNF) - Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khi tổng vốn FDI đổ vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt gần 11 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáng 28/6, tại kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Kết quả, có 464 đại biểu (chiếm 95,47%) đã tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án trên.
Theo báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, về quy mô đầu tư, Chính phủ đã điều chỉnh dự thảo Nghị quyết theo hướng đầu tư đồng bộ toàn dự án theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh và sử dụng chi phí dự phòng của dự án bảo đảm không làm tăng sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.
Về phương thức đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hiện nay còn khó khăn, để đáp ứng nhu cầu cấp bách của dự án thì việc đầu tư theo phương thức PPP là phù hợp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết theo phương án tài chính của dự án, ngân sách nhà nước hỗ trợ là 12.770 tỷ đồng (chiếm 50% tổng mức đầu tư dự án) thì dự án bảo đảm khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Sơ bộ thời gian thu phí hoàn vốn của dự án không quá dài, cơ bản tương đồng với thời gian thu phí hoàn vốn của 3 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 đã đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thành công và bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng.
Bên cạnh đó, dự án sẽ được áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tổ chức tín dụng. Đồng thời, hiện nay chưa đủ cơ sở để đánh giá dự án không khả thi.
Về tiến độ hoàn thành, chất lượng của dự án, Chính phủ đã điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027 để bảo đảm tính khả thi cho dự án.
Liên quan đến việc tác động của dự án đến các dự án giao thông BOT song hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo báo cáo của Chính phủ, đánh giá sơ bộ, việc đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ kéo dài thời gian thu phí của 2 dự án BOT trên Quốc lộ 14 khoảng từ 5 - 6 năm.
"Sau khi dự án đưa vào khai thác sử dụng mới đủ cơ sở đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của dự án đến 2 dự án BOT song hành này, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp, theo hướng: kéo dài thời gian thu phí của các dự án BOT nhằm bảo đảm hoàn vốn và lợi nhuận theo hợp đồng đã ký hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét các giải pháp phù hợp khác nhằm bảo đảm hiệu quả tài chính cho dự án", báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài 128,8km, có điểm đầu giao với đường đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) tại Km1915 + 900, thuộc địa phận huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông. Điểm cuối kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, thuộc địa phận thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Nông khoảng 27,8km, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Phước khoảng 99km và khoảng 2km đoạn kết nối từ nút giao cao tốc TP. HCM - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
Chính phủ kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư dự án. Giai đoạn I, tuyến cao tốc có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/giờ tùy thuộc vào điều kiện địa hình; bề rộng nền đường 24,75m (riêng đoạn qua thành phố Đồng Xoài nền đường rộng 25,5m); giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt (6 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường 32,2m).
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là khoảng 25.540 tỷ đồng được đầu tư bằng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn do nhà đầu tư thu xếp, trong đó vốn ngân sách nhà nước 12.770 tỷ đồng, gồm ngân sách trung ương khoảng 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 2.233,5 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp khoảng 12.770 tỷ đồng.
(VNF) - Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khi tổng vốn FDI đổ vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt gần 11 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
(VNF) - UBND TP.HCM giao Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án metro theo danh mục của Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị.
(VNF) - Ngày 31/3, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp, với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.
(VNF) - Hai doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cùng động thổ 2 dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II trong ngày 30/3.
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các dự án trọng điểm quốc gia.
(VNF) - Những vị trí Hải Phòng đề xuất thành lập khu thương mại tự do đều kết nối với các cảng biển chiến lược.
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
(VNF) - Ngày 29/3, TP. HCM tổ chức lễ khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, kết nối công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).
(VNF) - Bộ Công thương quyết định thành lập tổ công tác để trao đổi, làm việc với các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan về vướng mắc của các dự án điện gió, điện mặt trời
(VNF) - Năm 2025, Quảng Nam tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án quan trọng, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời thu hút đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.
(VNF) - Tỉnh Bình Định đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
(VNF) - TP. HCM dự kiến việc lựa chọn nhà thầu thi công cho tuyến metro số 2 (bến Thành- Tham Lương) sẽ diễn ra vào tháng 10/2025 và khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời bổ sung tuyến metro kết nối đến huyện Cần Giờ (tuyến metro 12) vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188 của Quốc hội.
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
(VNF) - Với việc quy hoạch tới gần 30 bến cảng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh cần hơn 34.500 tỷ đồng để đầu tư phát triển cảng biển.
(VNF) - Công viên 29 tháng 3 được đầu tư 673 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo và có điểm nhấn với kiến trúc “chiếc nhẫn hoà bình” nằm trên mặt hồ.
(VNF) - Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo thi công tuyến đường Tây Thăng Long đoạn 2,1km từ nút giao đường tỉnh 422 tới Tây Tựu đi qua Vinhomes Wonder City. Dự kiến chậm nhất tuyến đường này bắt đầu thi công vào ngày 6/4.
(VNF) - Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 cần khoảng 10.830 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.
(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An đã có chủ trương triển khai và cam kết đảm bảo cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An.
(VNF) - Dự án thủy điện Trà Phong tại Quảng Ngãi có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, tiếp tục được điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến IV/2026.
(VNF) - Bắc Ninh vừa bổ sung một cảng cạn mới rộng gần 82.000m² tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du. Dự án do Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) làm chủ đầu tư.
(VNF) - Vingroup cam kết thực hiện dự án giai đoạn 2025-2030 là 25.500 MW (tổng mức đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD) điện năng lượng tái tạo và điện LNG.
(VNF) - Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn tới, Cần Giờ đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào lĩnh vực hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị.
(VNF) - Trong những năm gần đây, Singapore duy trì vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore.
(VNF) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(VNF) - Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khi tổng vốn FDI đổ vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt gần 11 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.