Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong báo cáo gửi HĐND thành phố khóa IX, kỳ họp thứ 15, UBND TP. Đà Nẵng đề xuất đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí xứng tầm với vị thế thành phố, trong đó có đề xuất đầu tư công 4 bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu người dân.
Cụ thể, bảo tàng Đà Nẵng có tổng mức đầu tư 507 tỷ đồng tại số 42, 44 đường Bạch Đằng (trụ sở HĐND TP) và số 31 đường Trần Phú, quận Hải Châu. Dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong quý III/2020 và hoàn thành năm 2022.
Đây là dự án cải tạo, nâng cấp các khối nhà để đón cơ sở vật chất, hiện vật đang trưng bày tại bảo tàng Đà Nẵng về trưng bày, bởi bảo tàng này hiện đang nằm trong vùng lõi di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia - thành Điện Hải.
Dự án thứ 2 là bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 ở Phong Lệ , phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ. Dự án này có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, diện tích 19.740m2.
Khu vực 1 (1.626m2) của dự án đã thực hiện giải tỏa đền bù đã thực hiện công tác khảo cổ hoàn thành; khu vực 2 (1.626m2) chưa thực hiện đền bù giải tỏa (khu vực nối giữa khu vực 1 và khu vực 3); khu vực 3 (15.461m2) nối từ khu vực 2 ra đến đường Thăng Long để kết nối khu di tích với tour du lịch đường sông, khu vực này hiện trạng đất bỏ trống không khai thác.
UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt đề án khảo cổ và phát huy giá trị khu di tích Chăm Phong Lệ tại Quyết định số 6236/QĐ-UBND ngày 1/11/2017. Trước đó, chủ trương thực hiện đề án đã được thông qua tại buổi làm việc giữa lãnh đạo thành ủy và quận ủy Cẩm Lệ.
Dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thời gian đầu tư và hoàn thành từ năm 2021 – 2023.
Cả 2 dự án bảo tàng Đà Nẵng và bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 ở Phong Lệ đều do Sở Văn hóa và Thể thao làm chủ đầu tư.
Dự án tiếp theo là bảo tàng/nhà trưng bày các tác phẩm, hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng (trưng bày, triển lãm chuyên đề) có tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng. Dự án này đã có chủ trương của UBND thành phố vào tháng 9/2019 và chưa giao chủ đầu tư.
Ngoài ra, TP. Đà Nẵng cũng đã có chủ trương yêu cầu các ngành đề xuất sử dụng quỹ đất bị thanh kiểm tra để sử dụng vào mục đích công cộng sau khi có phán quyết của tòa án và thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan.
Đà Nẵng cho biết tại đồ án thiết kế đô thị khu vực quảng trường thành Điện Hải có nội dung tận dụng cơ sở nhà bến du thuyền làm công trình văn hóa phục vụ công cộng, do đó, có thể tận dụng công trình này để làm nhà trưng bày, triển lãm chuyên đề các hiện vật do các tổ chức cá nhân hiến tặng kết hợp làm trung tâm thông tin du lịch thành phố.
Tuy nhiên, trước mắt, nếu các thủ tục pháp lý về đất đai chưa giải quyết kịp thì đề xuất bố trí ở một không gian ở bảo tàng Đà Nẵng cơ sở mới để làm phòng trưng bày chuyên đề nêu trên.
Dự án cuối cùng là bảo tàng Biển tại Đà Nẵng có mức đầu tư 500 tỷ đồng. Dự án đã có chủ trương thực hiện của UBND TP. Đà Nẵng.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, dự kiến vị trí thực hiện ở ven biển quận Sơn Trà, có thể kết hợp với công viên Đại dương để xúc tiến kêu gọi đầu tư, hình thành sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thu hút du khách tham quan hoặc khu vực cuối đường Nguyễn Sinh Sắc giáp đường Nguyễn Tất Thành (lấn biển một ít).
Ngoài 4 dự án đầu tư công trên, TP. Đà Nẵng cũng đang kêu gọi đầu tư bảo tàng tranh “trận chiến 1858 - 1960” tại Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương là đơn vị được phép nghiên cứu dự án tại vị trí 1 phần dự án Hòn Ngọc Á Châu đường Trường Sa.
Bảo tàng tranh trên sẽ theo mô hình bảo tàng bức tranh “Trận chiến Borodino” tại Nga. Nhà đầu tư đã báo cáo phương án quy hoạch đầu tư với lãnh đạo UBND thành phố và đang hoàn thiện theo ý kiến góp ý.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.