'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
5 năm trước, vào tháng 9/2012, thông tin Bộ Xây dựng muốn làm dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 11.200 tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận.
Bởi lẽ, ngoài băn khoăn về số tiền khổng lồ phải bỏ ra, thì các ý kiến lo ngại đất nước lại thêm một biểu tượng của sự lãng phí, kém hiệu quả. Bằng chứng hiện hữu trước mắt được những ý kiến đắn đo ngày ấy viện dẫn là Bảo tàng Hà Nội với vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng xây dựng cho kịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hoàn thành rồi nhưng Bảo tàng Hà Nội vẫn vắng vẻ, đìu hiu.
Sau nhiều góp ý, phản biện, tháng 8/2015 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi đó đã kết luận: Việc đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là cần thiết. Đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay.
Dự án bảo tàng này được tính toán sẽ khởi công vào năm 2021, hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2024.
Từ đó đến nay, dự án ồn ào ấy chìm trong lặng lẽ. Cho đến gần đây, Bộ Xây dựng đã có một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến dự án bảo tàng này.
Nội dung báo cáo "than vãn" về việc thiếu tiền cho các bước khởi động dự án.
"Mặc dù Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhiều lần có kiến nghị, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, kinh phí chuẩn bị đầu tư các năm 2015, 2016, 2017 và kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020 vẫn không được bố trí", Bộ Xây dựng kêu ca.
Hệ quả là, theo cơ quan này, các Ban quản lý dự án (bao gồm cả Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) không có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và chi trả tiền lương và Bảo hiểm xã hội cho cán bộ viên chức và cũng không có kinh phí để thanh toán cho các nhà thầu theo cam kết của hợp đồng (trong đó có hợp đồng với Công ty Nikken- Sekkei, Nhật Bản) cũng như triển khai các công tác khác của Dự án để sẵn sàng khởi công Dự án vào năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 13/8/2015.
Trước tình hình đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiện toàn và tổ chức họp Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để nghe Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình thực hiện cụ thể của Dự án và chỉ đạo định hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan tiếp tục thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 13/8/2015 về Dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có tổng mức đầu tư 11.277 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thực hiện.
Bộ Xây dựng cho biết mục tiêu của dự án là xây dựng một bảo tàng hiện đại, có khoa học công nghệ tiên tiến với quy mô đầu tư, diện tích lớn để khắc phục những hạn chế về nội dung, diện tích, tính chất và quy mô nội dung trưng bày hiện tại, đáp ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; vận hành, quản lý khai thác sử dụng và đào tạo; phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước.
Dự án có bốn hạng mục chính gồm: tòa nhà chính; khu tưởng niệm danh nhân; khu trưng bày ngoài trời; hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây xanh, cảnh quan. Trong đó, tòa nhà chính được xây dựng trên khu đất hơn 20.000m2, diện tích sàn xây dựng gần 90.000m2, chiều cao tối đa 32,5m.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.