'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chỉ trong vài năm, bên cạnh đất nền, giá căn hộ vùng ven TP. HCM đã được “thổi” từ quanh mức 25 triệu đồng lên vượt ngưỡng 40 triệu đồng/m2.
Trong ba năm qua, thị trường căn hộ vùng ven TP. HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Vùng Tàu, Long An… đã chứng kiến cuộc rượt đuổi về giá chưa từng có.
Cụ thể, tại Đồng Nai, năm 2018 giá căn hộ dao động quanh mức 10 triệu/m2, tới năm 2019 con số vọt lên 25-27 triệu đồng/m2 và năm 2020 ghi nhận mốc giá tiệm cận 40 triệu đồng/m2.
Riêng tại Bình Dương, từ đầu năm đến nay mức tăng trung bình 18% đã đẩy giá căn hộ vượt 40 triệu đồng/m2. Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, khảo sát cho thấy giá đất đã tăng hơn 30% trong vòng một năm. Nhiều dự án được quảng cáo rầm rộ mức giá đang neo từ 37-40 triệu/m2.
Theo tìm hiểu của PV, một dự án tại Thuận An (Bình Dương) đang chuẩn bị rục rịch ra hàng, chủ đầu tư dự trù giá từ 38-43 triệu đồng mỗi m2. Một dự án khác sắp có đợt mở bán cũng được môi giới tiết lộ giá bán ở mức 40 triệu đồng/m2.
Bình Dương thành điểm nóng khi giá căn hộ liên tục tăng phi mã.
Cũng với mặt bằng giá chạm trần, một dự án trên trục quốc lộ 1K cũng rao giá 38-42 triệu đồng mỗi m2. Trong khi đó, dự án đang có giá bán căn hộ chạm nóc tại Bình Dương hiện nay đã lên đến vùng giá 45 triệu đồng/m2.
Bên cạnh giá bán được chủ đầu tư tung ra, giao dịch thị trường thứ cấp của nhiều dự án hiện hữu đang có mức giá chênh khá cao. Nhiều sản phẩm ghi nhận mức chênh 300 - 500 triệu đồng/căn so với giá gốc.
Nhìn về thị trường TP. HCM, giá thứ cấp một số chung cư tại khu Nam ghi nhận ở mức 38 – 45 triệu/m2. Khu Đông mới có thông tin về thành lập thành phố Thủ Đức, giá một số dự án chào bán gần đây cũng chỉ dao động từ 40 - 43 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, phía Tây Bắc TP ít sôi động hơn, mức giá dao động từ 30 - 35 triệu đồng/m2. Điều đó cho thấy giá căn hộ tại Bình Dương có dấu hiệu ngang ngửa, thậm chí vượt qua nhiều khu vực tại TP. HCM.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Công ty CBRE Việt Nam, nhận định quỹ đất sạch thuộc khu vực nội đô TP. HCM dần cạn kiệt. Đây là nguyên nhân chính khiến nguồn cung dự án mới ngày càng trở nên khan hiếm.
Trong sáu tháng đầu năm 2020, nguồn cung BĐS TP. HCM ghi nhận sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, phân khúc căn hộ cung cấp ra thị trường chỉ khoảng 2,425 căn, giảm 6,3% so với cùng kỳ 2019. Nhà phố, biệt thự có 729 căn, giảm nhẹ 3% so với Quý I… Bên cạnh đó, vướng mắc quy định cũng khiến nhiều dự án bị ách tắc, không được cấp phép hoặc bàn giao đúng tiến độ.
Giá BĐS vùng ven vượt xa nhiều năm qua.
Trong khi nhu cầu của nhà đầu tư tại TP. HCM là có thật, nhưng cầu vượt cung đã đẩy nhóm khách hàng này dạt ra vùng ven tìm kiếm cơ hội.
Thực tế quỹ đất vùng ven tương đối dồi dào, hiện nguồn cung tương đối dư thừa và chủ yếu cung ứng cho người dân địa phương. Tuy nhiên, lợi dụng sự nóng sốt của TP. HCM, cùng sự “di cư” cục bộ của rất nhiều nhà đầu tư, chủ đầu tư, phân phối thứ cấp đã tranh thủ đẩy giá lên cao vượt ngưỡng so với thực tế.
Vì lẽ đó, thị trường căn hộ các tỉnh vùng ven vẫn chưa hoàn toàn là “miền đất hứa”. Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở, CBRE Việt Nam cho hay, dù là xu hướng tất yếu nhưng mua BĐS vùng ven cũng có nhiều vấn đề cần cân nhắc.
Trong đó, tỉ suất sinh lời của các dự án tỉnh chịu tác động từ nhiều yếu tố như uy tín chủ đầu tư, tiện ích, hạ tầng, chất lượng sản phẩm, vị trí dự án, cảnh quan.
Khi đầu tư thị trường tỉnh, lợi nhuận thường đi kèm rủi ro. Các dự án tại thị trường tỉnh thường khó phục vụ nhu cầu ở ngay do yếu tố hạ tầng, tiện ích, thậm chí là uy tín chủ đầu tư còn hạn chế cho việc vận hành lâu dài. Do vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn mặt gửi vàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.