ĐBQH Lê Thanh Vân: 'Bắt đúng bệnh, chữa đúng thuốc' để thị trường BĐS vận hành đúng hướng

Nam Phương - 25/02/2023 02:44 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance về diễn biến nóng lạnh bất thường của thị trường bất động sản, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã chỉ ra 5 nguyên nhân của tình trạng này.

- Ông từng nhận định, cần phải chỉ ra đúng nguyên nhân dẫn tới những trồi sụt, nóng lạnh thất thường trên thị trường BĐS ở diện rộng mới có thể trị dứt điểm bệnh. Vậy nguyên nhân “gây bệnh” là gì? 

ĐBQH Lê Thanh Vân: Có 5 nguyên nhân: thứ nhất là vai trò dẫn dắt của nhà nước trong thứ tự ưu tiên các phân khúc thị trường chưa tốt; thứ hai là các quy định của pháp luật bị phân hóa, thiếu nhất quán; thứ ba là cơ chế tài chính, tín dụng chưa phù hợp; thứ tư là lợi ích các bên chưa sòng phẳng (chưa kể tham nhũng, tiêu cực); thứ năm là tâm lý đám đông đầu tư vào BĐS.

- Báo cáo của Hiệp hội BĐS TP. HCM cho hay, thị trường BĐS bộc lộ nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu hàng hóa chưa hợp lý, thừa sản phẩm hạng sang, hạng cao cấp,  thiếu trầm trọng nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo. Liệu đây có phải là bức tranh phản ánh vai trò dẫn dắt của nhà nước trong thứ tự ưu tiên các phân khúc thị trường chưa tốt?

Chính xác! Tại TP. HCM, trung tâm kinh tế của cả nước với lượng dân số lên tới hơn 12 triệu người, vậy mà những năm qua, điệp khúc "khát" nhà ở vừa túi tiền, "khát" nhà ở xã hội vẫn tiếp diễn. Các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thực hiện rất chậm chạp.

Hãy xem, hiện tại nếu muốn mua chung cư ở tận Bình Tân, Bình Chánh, cách quận 1 tới 15km, giá cũng đã lên tới 45 triệu đồng/m2 rồi. Nếu vì con cái đang đi học ở khu trung tâm, vì đang còn đi làm ở các quận gần hơn một chút thì người mua phải chịu giá 60-90 triệu đồng/m2, mà đó cũng chỉ gọi là chất lượng khá thôi, chưa thể gọi là cao cấp. Vậy làm sao thu nhập của cán bộ công nhân viên, vợ chồng trẻ mua nổi nhà!

Trong khi các chủ đầu tư ca thán do đủ thứ quy trình, thủ tục pháp lý, nguồn vốn, quỹ đất cho nhà ở xã hội rắc rối, khó làm thì cơ quan quản lý vẫn đổ lỗi cho nhau. Bộ Xây dựng đổ lỗi vướng mắc thuộc chính quyền địa phương, nào là chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, nào là chưa bố trí qũy đất từ việc sử dụng nguồn tiền thu được từ 20% quỹ đất trong dự án đô thị để đầu tư dự án nhà ở xã hội. Các địa phương lại đổ lỗi do vướng mắc "chồng chéo" luật, khan hiếm vốn đầu tư. Đó là chưa kể người Việt ta rất ưa chuộng nhà liền thổ, dù nhỏ nhưng gắn với tý mặt đất cũng thích, thì thị trường lại thiếu trầm trọng loại nhà liền thổ, trong khi tư nhân thì phân lô bán nền đầy ra, đẩy giá "lướt sóng", vi phạm các quy định về chuyển đổi đất nông nghiệp, tranh chấp khiếu kiện... 

Nói thẳng ra, để dẫn dắt cho các phân khúc của thị trường BĐS, không thể thiếu vai trò của nhà nước. Nhà nước có hai chức năng cơ bản. Chức năng điều khiển là duy trì và trọng tài với tất cả các hoạt động của thị trường BĐS. Chức năng thứ hai là phát triển, thông qua các hoạt động đầu tư tạo lập BĐS tại các dự án, khu đô thị mới, các chương trình trọng điểm quốc gia... của các doanh nghiệp BĐS nhà nước.

Để thực hiện được các vai trò nói trên của mình, nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lí vĩ mô để điều khiển, tác động vào thị trường BĐS như công cụ luật pháp, tài chính, thuế, quy hoạch... nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường BĐS cũng như giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế BĐS và đảm bảo công bằng xã hội.

Trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp BĐS có nguồn lực hạn chế nhưng vẫn được cấp phép triển khai nhiều dự án quy mô vượt nhiều lần so với năng lực tài chính, trong khi phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay, phát hành trái phiếu hoặc huy động của người mua nhà.

Nhiều doanh nghiệp BĐS của nhà nước cũng không phát triển nổi các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà cho người nghèo, thậm chí có quỹ đất còn chờ đợi xin chuyển mục đích sử dụng sang sản phẩm cao cấp.

Nhìn thẳng, nói thẳng thì mô hình quản lý, vận hành thị trường BĐS không chuyên nghiệp. Hiện nay chưa rõ đầu mối về vấn đề này, Bộ Xây dựng một chút, Bộ Tài nguyên và Môi trường một chút, các bộ, ngành khác một chút. Có cơ quan thì quản lý quỹ đất, có bộ thì quản lý tài sản trên đất nên rất khó làm.

- Nếu nhìn từ góc độ các doanh nghiệp BĐS, ông có thể chỉ ra một vài nguyên nhân căn cơ khiến doanh nghiệp dù không muốn nhưng cũng phải chịu sự bất ổn của thị trường không?

Có đấy, nhiều doanh nghiệp BĐS “đứng hình” thậm chí có nguy cơ phá sản còn do dự án nằm trên giấy quá lâu, trong khi vay vốn ngân hàng, gánh nợ lãi mẹ đẻ lãi con mà hồ sơ, thủ tục pháp lý còn nằm ì ra tại các “cửa”, chưa biết đến bao giờ mới “ra hàng” nổi.

Nguyên nhân chính là vì các quy định của pháp luật cho lĩnh vực BĐS bị phân hóa và thiếu nhất quán. Mới đây, tiến hành rà soát hơn 20 luật cùng hàng chục văn bản dưới luật, nhận diện những điểm mâu thuẫn, chồng chéo, giữa các quy định trong các luật, mà VCCI đã nhận tới 333 kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội... trong đó phần lớn là liên quan tới lĩnh vực BĐS.

Một dự án đầu tư trong BĐS sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Đấu thầu, Luật Phòng cháy và chữa cháy… Từ tổng hợp ý kiến, rà soát, VCCI đã chỉ ra hàng chục điểm chưa rõ ràng, không nhất quán khiến cho quy trình triển khai dự án bị kéo dài, thậm chí là đình trệ, gia tăng chi phí về thời gian, tiền bạc và rủi ro đối với doanh nghiệp.

Từ góc độ của các nhà quản lý, cũng nhận thấy rõ sự lúng túng của các cơ quan thực thi khi gặp phải những quy định chồng chéo này: nếu thực hiện linh hoạt tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì sẽ có nguy cơ trái luật, nhưng nếu thực hiện theo đúng quy định thì quy trình trở nên rất rắc rối, kéo dài và thậm chí không thể thực hiện được.

Nhiều cơ quan thực thi cấp địa phương đang phải đối mặt với sức ép của việc cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuy nhiên lại “bất lực” vì sự thiếu thống nhất giữa các quy định của pháp luật.

- Hiện nay vốn BĐS chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động phát hành trái phiếu, nguồn vốn khác chỉ chiếm 15% - 30% và chưa có nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS. Cơ cấu tín dụng như vậy có phải là nguyên nhân chính khiến thị trường phát triển thiếu bền vững, thưa ông? 

Vốn cho BĐS cần trung và dài hạn trong khi nguồn vốn tín dụng huy động lại ngắn hạn, bởi vậy cần những giải pháp căn cơ hơn. Cũng cần nói thêm vốn vay cho các dự án BĐS sắp hoàn thành, các dự án phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, lao động ở khu công nghiệp với lãi suất phù hợp và không tính tỷ lệ dư nợ này trong tổng dư nợ cho vay bất động sản bị khống chế.

Chúng ta cũng chưa ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại BĐS khác nhau, không hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều vào các dự án BĐS, nhà ở cao cấp. Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao, tiêu thụ tốt lại khó khăn.

Việc thổi giá sản phẩm, nhằm thổi giá trị tài sản để thế chấp ngân hàng huy động trái phiếu, huy động vốn diễn ra trong năm 2022 cũng cho thấy một bất cập là mở rộng tín dụng chưa đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay còn lỏng lẻo, không đảm bảo đúng mục đích, nguy cơ nợ xấu phát sinh. Điều này gây ảnh hưởng cả những doanh nghiệp BĐS làm ăn đàng hoàng.

- Trong 5 nguyên nhân khiến thị trường BĐS nóng-lạnh thất thường, ông có thể phân tích rõ hơn về nguyên nhân do lợi ích các bên chưa sòng phẳng (chưa kể tham nhũng, tiêu cực)? 

Tôi muốn nhấn mạnh tới quá trình thu hồi đất bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập, gây ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. Nếu giải quyết sớm được vấn đề này thì doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng sẽ không thiếu quỹ đất, cung luôn đủ cầu.

Phát triển lành mạnh và bền vững chỉ khi lợi ích của các bên phải sòng phẳng, sẽ không phải giành giật nhau chạy dự án, đền bù rẻ mạt cho người dân xong thì bán “lướt sóng” ngay giữa các chủ đầu tư. Giá đền bù thấp, chủ đầu tư mua lại dự án, tính toán chán rồi lại phải bán giá cao. Nhiều chủ đầu tư mua sang tay dự án xong cũng chưa chắc triển khai nổi vì có khi chỉ còn chục hộ dân thôi mà đền bù cũng không xong. Đây là một thực tế cần nhà nước tập trung sức lực để giải quyết căn cơ.

- Vậy theo ông, người dân có thể trông vậy vào các giải pháp căn cơ nào nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS bền vững, đi đúng hướng?

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đặc biệt nội dung liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất là nhóm vấn đề trọng tâm nhất. Nếu xử lý được vấn đề khó, phức tạp này thì sẽ trị được căn bệnh trầm kha nóng-lạnh, lệch cung cầu của thị trường BĐS.

Một trong những chính sách sẽ tác động lớn nhất đến thị trường địa ốc là việc Chính phủ bỏ khung giá đất, sẽ từng bước xóa bỏ “cơ chế 2 giá” vốn gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như triển khai các dự án có sử dụng đất. Khâu đền bù giải tỏa sẽ thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy các dự án hạ tầng, khu đô thị trọng điểm, đáp ứng lượng cầu đang rất nóng như hiện nay.

Cơ chế xác định giá đất cũng được quy định chặt, sẽ không có chuyện định giá thấp gây thu thất thu ngân sách nhà nước, nhiều tiêu cực, tham nhũng và gây nên bức xúc của người dân khi thu hồi làm dự án BĐS. Luật sẽ quy định lại cách tổ chức định giá đất khách quan, minh bạch phản ánh đúng giá trị của thị trường.

Về hội đồng thẩm định giá đất, đảm bảo tính độc lập, tính chuyên môn nghiệp vụ của hội đồng thẩm định giá đất, cơ quan định giá, cơ quan quyết định giá đất, bảo đảm trung thực, khách quan.

Luật BĐS cũng giúp các chủ đầu tư BĐS cũng có lợi ở khía cạnh thuế phí. Lý do là ở các dự án thương mại, trước đây chủ đầu tư thường đền bù cho người dân theo giá thị trường. Nhưng chi phí đền bù này chưa được phản ánh đầy đủ vào công thức tính nghĩa vụ tài chính phải nộp vào ngân sách nhà nước khi quyết toán và thường chỉ bằng 20% số tiền thực bỏ ra.

Vì vậy, nếu khoản chi phí này được thừa nhận hợp lý hơn, số tiền mà chủ đầu tư nộp cho nhà nước sẽ giảm đi đáng kể, chi phí đầu vào thấp đi thì hy vọng giá bán sản phẩm sẽ mềm hơn.

Dẫu vậy, bên cạnh sửa đổi Luật Đất đai thì các doanh nghiệp BĐS cần được hỗ trợ một số giải pháp để giảm thiểu rủi ro hiệu ứng “domino”. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu, đầu tư công, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo kênh huy động vốn dài hạn; rất cần nghiên cứu để có một số định chế tài chính chuyên biệt cho lĩnh vực BĐS, ví dụ như quỹ đầu tư phát triển nhà ở;

Đặc biệt, cần chuẩn hóa năng lực trên diện rộng của các cơ quan quản lý thị trường này cũng như các chủ thể tham gia thị trường, có như vậy thì mới giải quyết căn bệnh nóng-lạnh thất thường, giá cả nhiều biến động, gây ảnh hưởng tới tâm lý của người dân cũng như tránh tạo bất ổn cho nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Cùng chuyên mục
Đà Nẵng: Định lại giá đất, truy thu tài chính 15 dự án BĐS lớn

Đà Nẵng: Định lại giá đất, truy thu tài chính 15 dự án BĐS lớn

24/03/25 17:16 (GMT+7)

(VNF) - 15 dự án nêu tại Kết luận thanh tra 2852/2012 của Thanh tra Chính phủ sẽ được xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính.

Quỹ nhà ở quốc gia: Mô hình nào để tạo lập được nhà giá rẻ?

Quỹ nhà ở quốc gia: Mô hình nào để tạo lập được nhà giá rẻ?

24/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh thị trường thiếu nhà giá rẻ nghiêm trọng, ý tưởng thành lập Quỹ nhà ở quốc gia để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn mang đến hi vọng giải quyết được thực trạng này. Tuy nhiên, Quỹ nhà ở quốc gia hoạt động theo mô hình nào sẽ tối ưu hiệu quả đang là câu hỏi lớn nhất hiện nay.

Đà Nẵng: Loạt dự án BĐS tái khởi động sau nhiều năm bỏ hoang

Đà Nẵng: Loạt dự án BĐS tái khởi động sau nhiều năm bỏ hoang

23/03/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều dự án ở Đà Nẵng sau thời gian bỏ hoang đã khởi động trở lại được kỳ vọng sẽ góp phần để thị trường nhà đất thêm sôi động

Vì sao các giải pháp phát triển nhà giá rẻ thất bại?

Vì sao các giải pháp phát triển nhà giá rẻ thất bại?

23/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Sự biến mất của nhà thương mại giá rẻ và nguồn cung ít ỏi của nhà ở xã hội tại các đô thị lớn không chỉ đến từ các nguyên nhân khách quan như khan hiếm nguồn cung do ách tắc pháp lý, sự gia tăng của chi phí phát triển dự án, sự lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp… mà còn do các giải pháp chính sách chưa phù hợp, chưa tạo được động lực cho thị trường.

Vinhomes chính thức ra mắt Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, Hà Nội

Vinhomes chính thức ra mắt Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, Hà Nội

22/03/25 16:34 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, TP. Hà Nội.

Đà Nẵng: Dự án ven biển chậm triển khai, bị thu hồi làm công viên

Đà Nẵng: Dự án ven biển chậm triển khai, bị thu hồi làm công viên

22/03/25 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) bị thu hồi một phần diện tích để làm công viên công cộng

Trở thành điểm đến 4 mùa, Hải Phòng đang làm gì để tỏa sáng trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng?

Trở thành điểm đến 4 mùa, Hải Phòng đang làm gì để tỏa sáng trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng?

22/03/25 09:50 (GMT+7)

(VNF) - Hải Phòng hiện là một trong những thành phố tiên phong xóa bỏ định kiến “du lịch 1 mùa” tại miền Bắc. Với tiềm năng về vị trí địa lý cũng như sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông kết nối… Hải Phòng đang ngày càng thu hút nhiều ông lớn địa ốc, góp phần làm rộn ràng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng những tháng đầu năm 2025.

First Real đặt mục tiêu doanh thu 300 tỷ đồng, tăng trưởng 242%

First Real đặt mục tiêu doanh thu 300 tỷ đồng, tăng trưởng 242%

22/03/25 09:15 (GMT+7)

(VNF) - First Real đặt mục tiêu kinh doanh năm 2025 với doanh thu thuần đạt 300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng. Những con số này được xây dựng cẩn trọng, dựa trên dự báo tích cực về thị trường và năng lực nội tại của công ty.

Nhà giá rẻ 'biến mất' tại các đô thị lớn

Nhà giá rẻ 'biến mất' tại các đô thị lớn

22/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Vài năm trở lại đây, đi cùng với sự khan hiếm của nguồn cung và "cơn sóng thần" của giá nhà, phân khúc nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM đã gần như "biến mất". Điều này khiến giấc mơ an cư của người thu nhập trung bình và thấp ngày càng xa vời.

Hải Dương đấu giá chọn nhà đầu tư làm khu nhà ở 2.800 tỷ đồng

Hải Dương đấu giá chọn nhà đầu tư làm khu nhà ở 2.800 tỷ đồng

22/03/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - UBND tỉnh Hải Dương quyết định lựa chọn hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Xây dựng khu nhà ở thuộc khu vực trung tâm phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương.

Đề xuất tăng mức lợi nhuận NƠXH lên 13%, chọn nhà đầu tư không qua đấu thầu

Đề xuất tăng mức lợi nhuận NƠXH lên 13%, chọn nhà đầu tư không qua đấu thầu

22/03/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Xây dựng đề xuất tăng định mức lợi nhuận tối đa cho các chủ đầu tư làm nhà ở xã hội từ 10% lên 13%. Ngoài ra, Bộ này cũng đề xuất địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư dự án nhà xã hội.

Hà Nội: Đấu giá đất Mê Linh, mức trúng cao nhất hơn 77 triệu đồng/m2

Hà Nội: Đấu giá đất Mê Linh, mức trúng cao nhất hơn 77 triệu đồng/m2

22/03/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 15 thửa đất tại điểm X1, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, với mức trúng cao nhất hơn 77,6 triệu đồng/m2.

Coteccons công bố trúng thầu và khởi công dự án phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam

Coteccons công bố trúng thầu và khởi công dự án phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam

21/03/25 15:23 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức công bố trúng thầu và khởi công gói thầu HCMVNU-CW-01 - Xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 và hạ tầng cảnh quan - thuộc Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. HCM (VUDP-HCM), có giá trị gần 500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) làm chủ đầu tư.

Khởi động dự án khu đô thị lấn biển 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Khởi động dự án khu đô thị lấn biển 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng

21/03/25 13:45 (GMT+7)

(VNF) - Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng vốn đầu tư 11.500 tỷ đồng, có Công viên chuyên đề rộng 16,5ha được xem là điểm đến hấp dẫn bậc nhất tại Đà Nẵng, chính thức khởi động sau nhiều năm được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo dấu dòng tiền: Khi thấp tầng ‘nổi sóng’

Theo dấu dòng tiền: Khi thấp tầng ‘nổi sóng’

21/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Thấp tầng đang là phân khúc được hấp thụ khá mạnh trên thị trường bất động sản miền Bắc. Nhưng sự ưa chuộng đối với loại sản phẩm có giá trị cao này không phải mới chỉ bắt đầu, càng không đến một cách tự nhiên.

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư làm khu công nghiệp 348ha tại Vân Đồn

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư làm khu công nghiệp 348ha tại Vân Đồn

21/03/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đang mời gọi các nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sân bay, Khu kinh tế Vân Đồn.

Đất nền Sóc Sơn tăng nhiệt, trúng đấu giá gấp 5 lần khởi điểm

Đất nền Sóc Sơn tăng nhiệt, trúng đấu giá gấp 5 lần khởi điểm

20/03/25 19:08 (GMT+7)

(VNF) - Phiên đấu giá 23 lô đất tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, vừa ghi nhận lô đất được trả giá cao nhất lên đến 93,4 triệu đồng/m2, cao gấp 5 lần giá khởi điểm.

Sun Group xây nhà ở xã hội chất lượng cao tại trung tâm đô thị phía Nam Hà Nội

Sun Group xây nhà ở xã hội chất lượng cao tại trung tâm đô thị phía Nam Hà Nội

20/03/25 17:23 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 20/3 tại TP Phủ Lý, Hà Nam, Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam đã tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội (NOXH) trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.

Sau 2 năm sở hữu đất vàng Tây Hồ Tây: CMC sắp xây tháp công nghệ 1.800 tỷ

Sau 2 năm sở hữu đất vàng Tây Hồ Tây: CMC sắp xây tháp công nghệ 1.800 tỷ

20/03/25 15:45 (GMT+7)

(VNF) - Đây là khu đất B2-CC3 sẽ triển khai dự án CMC Creative Space Hanoi có tổng vốn đầu tư khoảng 1.789 tỷ đồng.

Tiến độ gỡ vướng loạt dự án dính ‘đại án’ ở Đà Nẵng

Tiến độ gỡ vướng loạt dự án dính ‘đại án’ ở Đà Nẵng

20/03/25 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Loạt dự án dính “đại án” ở Đà Nẵng được Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ hoàn thành việc rà soát hồ sơ pháp lý trong tháng 4/2025.

Hòa Bình: Tìm DN bỏ vốn 1.700 tỷ làm khu đô thị sinh thái

Hòa Bình: Tìm DN bỏ vốn 1.700 tỷ làm khu đô thị sinh thái

20/03/25 13:15 (GMT+7)

(VNF) - Tỉnh Hoà Bình đang kêu gọi đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái Phú Minh tại xóm Vật Lại, xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình.

Nhà giàu Hà Nội đổ về, đất nền Đà Nẵng - Quảng Nam vào cơn sốt mới

Nhà giàu Hà Nội đổ về, đất nền Đà Nẵng - Quảng Nam vào cơn sốt mới

20/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam có những diễn biến tích cực khi thị trường chung đang ấm dần lên cùng với những thông tin về việc sáp nhập, đặc biệt là khu vực vùng ven.

Diễn biến tại 3 dự án trong vụ kiện tranh chấp đất đai lớn nhất miền Trung

Diễn biến tại 3 dự án trong vụ kiện tranh chấp đất đai lớn nhất miền Trung

20/03/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Bách Đạt An tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đưa vào sử dụng đảm bảo tiến độ đến tháng 12/2025.

Quảng Ngãi: Hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hạ tầng nhà ở xã hội

Quảng Ngãi: Hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hạ tầng nhà ở xã hội

19/03/25 13:56 (GMT+7)

(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tin khác
Bình Thuận: Thanh tra 2 dự án BĐS nghỉ dưỡng nhiều tai tiếng

Bình Thuận: Thanh tra 2 dự án BĐS nghỉ dưỡng nhiều tai tiếng

(VNF) - Ngày 25/3 Chánh Thanh tra tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định số 431/QĐ-TTBT thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ du lịch Summerland và dự án Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm.

Đà Nẵng: Định lại giá đất, truy thu tài chính 15 dự án BĐS lớn

Đà Nẵng: Định lại giá đất, truy thu tài chính 15 dự án BĐS lớn

Quỹ nhà ở quốc gia: Mô hình nào để tạo lập được nhà giá rẻ?

Quỹ nhà ở quốc gia: Mô hình nào để tạo lập được nhà giá rẻ?

Đà Nẵng: Loạt dự án BĐS tái khởi động sau nhiều năm bỏ hoang

Đà Nẵng: Loạt dự án BĐS tái khởi động sau nhiều năm bỏ hoang

Vì sao các giải pháp phát triển nhà giá rẻ thất bại?

Vì sao các giải pháp phát triển nhà giá rẻ thất bại?

Vinhomes chính thức ra mắt Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, Hà Nội

Vinhomes chính thức ra mắt Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, Hà Nội

Đà Nẵng: Dự án ven biển chậm triển khai, bị thu hồi làm công viên

Đà Nẵng: Dự án ven biển chậm triển khai, bị thu hồi làm công viên

Trở thành điểm đến 4 mùa, Hải Phòng đang làm gì để tỏa sáng trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng?

Trở thành điểm đến 4 mùa, Hải Phòng đang làm gì để tỏa sáng trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng?

First Real đặt mục tiêu doanh thu 300 tỷ đồng, tăng trưởng 242%

First Real đặt mục tiêu doanh thu 300 tỷ đồng, tăng trưởng 242%

Nhà giá rẻ 'biến mất' tại các đô thị lớn

Nhà giá rẻ 'biến mất' tại các đô thị lớn

Hải Dương đấu giá chọn nhà đầu tư làm khu nhà ở 2.800 tỷ đồng

Hải Dương đấu giá chọn nhà đầu tư làm khu nhà ở 2.800 tỷ đồng

Đề xuất tăng mức lợi nhuận NƠXH lên 13%, chọn nhà đầu tư không qua đấu thầu

Đề xuất tăng mức lợi nhuận NƠXH lên 13%, chọn nhà đầu tư không qua đấu thầu

Hà Nội: Đấu giá đất Mê Linh, mức trúng cao nhất hơn 77 triệu đồng/m2

Hà Nội: Đấu giá đất Mê Linh, mức trúng cao nhất hơn 77 triệu đồng/m2

Coteccons công bố trúng thầu và khởi công dự án phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam

Coteccons công bố trúng thầu và khởi công dự án phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam

Khởi động dự án khu đô thị lấn biển 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Khởi động dự án khu đô thị lấn biển 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Theo dấu dòng tiền: Khi thấp tầng ‘nổi sóng’

Theo dấu dòng tiền: Khi thấp tầng ‘nổi sóng’

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư làm khu công nghiệp 348ha tại Vân Đồn

Quảng Ninh tìm nhà đầu tư làm khu công nghiệp 348ha tại Vân Đồn

Đất nền Sóc Sơn tăng nhiệt, trúng đấu giá gấp 5 lần khởi điểm

Đất nền Sóc Sơn tăng nhiệt, trúng đấu giá gấp 5 lần khởi điểm

Sun Group xây nhà ở xã hội chất lượng cao tại trung tâm đô thị phía Nam Hà Nội

Sun Group xây nhà ở xã hội chất lượng cao tại trung tâm đô thị phía Nam Hà Nội

Sau 2 năm sở hữu đất vàng Tây Hồ Tây: CMC sắp xây tháp công nghệ 1.800 tỷ

Sau 2 năm sở hữu đất vàng Tây Hồ Tây: CMC sắp xây tháp công nghệ 1.800 tỷ

Tiến độ gỡ vướng loạt dự án dính ‘đại án’ ở Đà Nẵng

Tiến độ gỡ vướng loạt dự án dính ‘đại án’ ở Đà Nẵng

Hòa Bình: Tìm DN bỏ vốn 1.700 tỷ làm khu đô thị sinh thái

Hòa Bình: Tìm DN bỏ vốn 1.700 tỷ làm khu đô thị sinh thái

Nhà giàu Hà Nội đổ về, đất nền Đà Nẵng - Quảng Nam vào cơn sốt mới

Nhà giàu Hà Nội đổ về, đất nền Đà Nẵng - Quảng Nam vào cơn sốt mới

Diễn biến tại 3 dự án trong vụ kiện tranh chấp đất đai lớn nhất miền Trung

Diễn biến tại 3 dự án trong vụ kiện tranh chấp đất đai lớn nhất miền Trung

Quảng Ngãi: Hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hạ tầng nhà ở xã hội

Quảng Ngãi: Hỗ trợ 70% chi phí đầu tư hạ tầng nhà ở xã hội