Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
UBND tỉnh Lào Cai vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hình thức đầu tư kết hợp giữa ngân sách Nhà nước theo đầu tư công và đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP đối với Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa.
Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, công suất từ 2,5 triệu khách/năm đến 3 triệu khách/nắm, đón được tàu bay A320, A321 hoặc tương đương, có tổng mức đầu tư lên tới 5.903,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh này cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương xem xét cân đối từ ngân sách Trung ương hỗ trợ để tỉnh Lào Cai đầu tư xây dựng khu bay và đường trục vào cảng với kinh phí là 3.088,781 tỷ đồng. Ngân sách địa phương cân đối thực hiện công tác GPMB, tái định cư và rà phá bom mìn với kinh phí là 910,6 tỷ đồng. Phần vốn đầu tư xây dựng các công trình quản lý bay trị giá 131,7 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đầu tư.
UBND tỉnh Lào Cai sẽ kêu gọi nhà đầu tư tư nhân để đầu tư xây dựng khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng không với chi phí 1.772,43 tỷ đồng theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai muốn Thủ tướng giao cho địa phương là cấp quyết định đầu tư đối với công trình xây dựng khu bay và đường trục vào cảng; là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với công trình xây dụng khu bay và kho nhiên liệu hàng không.
“Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, UBND tỉnh Lào Cai sẽ triển khai dự án theo các quy định hiện hành. Bộ GTVT sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án”, ông Phong cho biết.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.