'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: Năm 2020 được đánh giá là năm tồi tệ của ngành hàng không thế giới khi mức lỗ ước tính lên tới 117 tỷ USD và nhiều hãng hàng không lớn bị phá sản. Để cứu các hãng hàng không, Chính phủ các nước đã hỗ trợ hơn 200 tỷ USD.
Đối với hàng không trong nước, Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác cũng chìm trong khó khăn. Bản thân Vietnam Airlines phải tự tái cơ cấu toàn diện để cắt giảm chi phí.
Hàng loạt kế hoạch được đưa ra như: Tái cơ cấu tài chính, giãn hoãn các khoản vay; tái cơ cấu Paciffic Airlines; triển khai huy động vốn từ các đối tác, chở khách hồi hương... Đồng thời, điều chỉnh công tác lao động, tiền lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, dừng thuê phi công nước ngoài (từ tháng 3-7/2020)...
"Việc nhanh chóng đưa ra các giải pháp đó đã giúp mức lỗ của Vietnam Airlines giảm khoảng 5.000 tỷ đồng so với dự kiến", ông Hà nói.
Ông Trần Thanh Hiền, kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết: "Năm 2020, Vietnam Airlines đạt doanh thu thuần gần 40.613 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế âm gần 11.098 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lãi 2.537 tỷ đồng".
"Mức lỗ này thấp hơn khá nhiều so với con số ước tính đã được ban lãnh đạo Vietnam Airlines công bố tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường sáng 29/12/2020 là 14.445 tỷ đồng", ông Hiền nói.
Bổ sung về vấn đề giảm mức lỗ khá nhiều so với dự báo, ông Lê Hồng Hà cho hay: Đúng là doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của Vietnam Airlines diễn biến khả quan hơn so với dự báo trước đó.
Doanh thu hợp nhất và công ty mẹ lần lượt là 42.276 tỷ đồng và 33.266 tỷ đồng, tương ứng vượt 4,2% và 2,2% so với kế hoạch. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh (SXKD) ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực với mức lỗ hợp nhất và công ty mẹ đều thấp hơn đáng kể so với mục tiêu ban đầu, lần lượt giảm chỉ bằng 72,2% và 60,4% kế hoạch đặt ra.
Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn nhưng Vietnam Airlines đã vận chuyển 14,13 triệu lượt và hàng hóa đạt 195,3 nghìn tấn, đều xấp xỉ kế hoạch đề ra.
Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines
Ông Hà cũng cho biết thêm: Trong thời điểm khó khăn về lượng hành khách sụt giảm, Vietnam Airlines đã linh hoạt thay đổi, hoán cải nhiều tàu bay Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321 để chở hàng trên khoang hành khách. Nhờ đó, làm tăng năng lực chuyên chở hàng hóa trên mỗi loại máy bay lên gấp 1,8 - 2 lần so với chở hàng tại khoang bụng.
"Vietnam Airlines đã xây dựng lịch bay thường lệ chở hàng quốc tế với 30 đường bay và tổ chức hơn 3.500 chuyến bay chở hàng. Những nỗ lực này giúp doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và chiếm gần 30% tổng doanh thu của Hãng (giai đoạn trước dịch Covid-doanh thu hàng hóa chỉ chiếm 9%). Năm 2020, Vietnam Airlines đứng đầu trong các hãng hàng không Việt Nam về thị phần vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế", ông Hà nói.
Ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho biết: Bước sang năm 2021, kịch bản covid diễn biến khó lường, lại đúng dịp cao điểm Tết Nguyên đán, Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè khiến doanh thu của các hãng hàng không vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới cao khiến doanh thu hàng không sụt giảm nghiêm trọng.
"Nhưng điểm sáng mà chúng tôi kỳ vọng đó là nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng tốt, đồng thời, Chính phủ đang rất nỗ lực để sớm triển khai tiêm vắc - xin cho người dân", ông Hòa nói.
Năm 2021, Vietnam Airlines xác định là năm tài chính khó khăn, tuy nhiên, hãng vẫn xây dựng kế hoạch khả thi với mục tiêu doanh thu hợp nhất 37.364 tỷ đồng, tương đương 88,4% so với năm 2020.
"Bên cạnh đó, hãng sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu, đàm phán với các đối tác nhằm tiết tiết kiệm bằng các giải pháp tự thân đạt khoảng trên 6.800 tỷ đồng trong năm 2021. Các tàu bay ATR-72 cũ đến 12 năm tuổi sẽ được bán và thay thế bằng các tàu bay phản lực khu vực để tăng cường cạnh tranh tại thị trường ngách hoặc các sân bay không khai thác được bằng đội tàu bay Airbus A320, A321 trở lên", ông Hoà cho hay.
Ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines
Làm rõ hơn về khoản tiết giảm 6.800 tỷ đồng, ông Trần Thanh Hiền cho biết: "Chúng tôi tiếp tục cắt giảm nhiều chi phí khác so với năm 2020 trong đó đáng kể nhất là chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thuê tàu bay. Riêng nguồn chi phí này đã lên tới 5.400 tỷ đồng".
"Đối với khoản vay vốn mua tàu bay, Vietnam Airlines cũng đàm phán với các tổ chức tín dụng giãn tiến độ thanh toán năm 2020 là 60 triệu USD và năm 2021 là 40 triệu USD. Ngoài ra, chúng tôi có xây dựng nhiều kịch bản để tái cơ cấu toàn diện Vietnam Airlines để chúng tôi có đủ nguồn lực phát triển hơn sau này", ông Hiền nói.
Liên quan đến gói vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu tăng vốn quy mô 8.000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, ông Lê Hồng Hà cho biết: Ngày 7/7 vừa qua, Tổng công ty đã hoàn thành việc lựa chọn, ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại trước khi chính thức tiến hành giải ngân gói vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng.
Đồng thời, tại đại hội cổ đông lần này cũng thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn 8.000 tỷ đồng và dự kiến các thủ tục phát hành sẽ hoàn tất vào cuối quý III/2021.
"Nguyên tắc chung của Vietnam Airlines trong việc sử dụng 12.000 tỷ đồng từ gói vay tái cấp vốn và phát hành thêm cổ phiếu là bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tuyệt đối không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm", ông Hà nói.
Tại đại hội cổ đông, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp cho rằng: Vietnam Airlines tự cắt giảm chi phí để giảm lỗ là đáng biểu dương. Đồng thời, khẳng định: "Không có chuyện dùng ngân sách để giải cứu Vietnam Airlines mà hãng phải tự vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Trong khi tại nhiều quốc gia, Chính phủ các nước đã bỏ rất nhiều tiền đề giải cứu các hãng hàng không".
Kế hoạch bay của Vietnam Airlines thế nào? Đối với kế hoạch bay quốc tế và nội địa, Vietnam Airlines điều hành linh hoạt, tận dụng các cơ hội phục hồi đến từ kiểm soát dịch bệnh, tiêm chủng vắc-xin và hộ chiếu sức khỏe điện tử. Hiện Vietnam Airlines tiếp tục thực hiện các chuyến bay quốc tế chở công dân về nước, chở chuyên gia, phối hợp thí điểm hộ chiếu sức khỏe điện tử. Trên thị trường nội địa, Vietnam Airlines xây dựng lộ trình khôi phục hoàn toàn mạng đường bay cho giai đoạn sau dịch bệnh; tìm các cơ hội mở thêm các đường bay địa phương mới. Đồng thời, mục tiêu đạt 51% thị phần vận chuyển hành khách nội địa năm 2021 của Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) được ban lãnh đạo xác định trên cơ sở điều hành tải cung ứng và mở bán linh hoạt. Chia sẻ với VietnamFinance, ông Đặng Ngọc Hoà cho biết: "Kịch bản hàng không năm 2021 xấu hơn mọi dự đoán, dịch rơi vào đúng cao điểm Tết nguyên đán, nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè, nhưng chưa có hồi kết và lan rộng ra nhiều tỉnh thành. Bình thường thời điểm này chúng tôi bay được khoảng 550 chuyến/ngày, nhưng giờ đây chỉ bay được 40 chuyến/ngày, chủ yếu là chở hàng và chuyên gia. Tuy nhiên, tôi hy vọng cuối quý III đầu quý IV/2021, nhiều người sẽ được tiêm vắc - xin và hàng không sẽ mở cửa trở lại. Ở Châu Âu và Mỹ họ đã miễn dịch cộng đồng và hàng không đang nhanh chóng phục hồi. Tại Việt Nam, kỳ vọng cuối tháng 7 đầu tháng 8/2021 từng bước mở lại thị trường quốc tế. Riêng với Vietnam Airlines, hiện doanh thu lên tới 65% tại thị trường này. Vì thế, đây là cơ hội lớn, bắt đầu từ việc thí điểm mở cửa tại Phú Quốc. Trong bối cảnh hiện tại, Vietnam Airlines đang đẩy mạnh chuyên chở hang hoá, ví dụ, doanh thu hàng hoá tháng 6/2021 vượt cả doanh thu hành khách. Hiện chúng tôi đang có 5 máy bay thân rộng và nhiều máy bay khác hoán cải, phục vụ chở hàng được nhiều hơn". |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.