Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 4/9, Bộ Giao thông vận tải tiến hành họp rà soát xem xét, điều chỉnh quy hoạch mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030. Đáng chú ý là đơn vị tư vấn đã đề xuất nới quy hoạch từ nay tới năm 2030 thêm 645 km cao tốc nhưng lại xin giảm 594 km thực hiện từ nay tới năm 2020.
Theo quy hoạch đã phê duyệt, tổng chiều dài toàn bộ hệ thống cao tốc dài 6.411km, trong đó dự kiến đầu tư trước năm 2020 là 2.703 km, giai đoạn 2020-2030 là 2.699 km và sau 2030 là 1.009 km.
Tuy nhiên sau 2 năm thực hiện, Bộ Giao thông vận tải thừa nhận đã xuất hiện một số yếu tố bất khả kháng như thực hiện nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội về chủ trương xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông, cập nhật các quyết định của Thủ tướng...
Ngoài ra, một số địa phương đã đề nghị Bộ nghiên cứu bổ sung thêm 1 số tuyến cao tốc như đoạn Gò Dầu – T.P Tây Ninh- cửa khẩu Xa Mát, tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai…
Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT (Tedi) - đơn vị tư vấn cho biết, quy hoạch sửa đổi sẽ cập nhật tiến độ, quy mô đầu tư một số đoạn tuyến, bổ sung quy hoạch một số tuyến cao tốc, điều chỉnh phạm vi, chiều dài một số tuyến cao tốc đã có trong quy hoạch, cập nhật tổng vốn dự kiến đầu tư theo giai đoạn.
Đáng chú ý, theo đề xuất, tổng chiều dài hệ thống cao tốc tăng từ 6.411km lên 7.056km (tăng 645km) nhưng giai đoạn tới 2020 chỉ hoàn thành 2.109km (giảm 594km so với trước).
Trong khi giai đoạn đến 2030 phải hoàn thành 4.083 km (tăng 1.384km) và sau 2030 hoàn thành 863km. Tổng vốn dự kiến đầu tư theo giai đoạn 2020 là 182.104 tỷ đồng, giai đoạn 2020-2030 là 864.464 tỷ đồng và giai đoạn sau 2030 là 253.774 tỷ đồng, đồng thời điều chỉnh diện tích quỹ đất dành cho tuyến cao tốc tăng 6.870ha.
Đánh giá về sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch đường cao tốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, để thực hiện nghị quyết của Quốc hội về triển khai hệ thống cao tốc phía Đông cần phải rà soát lại quy hoạch để có báo cáo cụ thể để tăng hay giữ nguyên quy mô, từ đó xem xét bố trí vốn triển khai và trong việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống đường cao tốc cần ưu tiên cho hệ thống cao tốc phía đông.
Bộ trưởng Thể cũng yêu cầu đơn vị tư vấn tính toán lại thật kỹ, làm việc với các vụ liên quan cùng các địa phương để có báo cáo cụ thể lên Chính phủ, để Chính phủ trình lên Quốc hội trong đó có thể đề xuất phê duyệt điều chỉnh cao tốc phía đông và sau đó đưa vào quy hoạch ngành đường bộ theo luật Quy hoạch.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng yêu cầu các đơn vị phải nghiên cứu lại để có quy hoạch đồng bộ với tầm nhìn xa hơn, dài hạn hơn cùng những đề xuất rõ ràng đồng thời cần phải căn cứ vào khả năng tài chính, chứ không thể dồn quá nhiều vào giai đoạn 2020-2030.
“Sắp tới khi điều chỉnh quy mô phải có tầm nhìn, lấy mốc năm 2050 làm chuẩn để tính 30 năm nữa các tuyến cao tốc thế nào? Đồng thời, phải nghiên cứu các tuyến cao tốc song hành với các tuyến quốc lộ không thể mở rộng được nữa như: QL30, QL51,… những tuyến đường lưu lượng lớn phải nghiên cứu quy hoạch đường cao tốc để sau này có điều kiện kêu gọi đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.
Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016 gồm 21 tuyến, tổng chiều dài 6.411 km. Trong đó, cao tốc Bắc Nam gồm 2 tuyến dài 3.083km (tuyến phía Đông gồm 24 đoạn dài 1.814km, tuyến phía Tây dài 1.269km), khu vực phía bắc có 14 tuyến dài 1.368 km, khu vực miền trung và Tây nguyên có 3 tuyến dài 264 km, khu vực phía nam có 7 tuyến dài 983km, Hà Nội và TP.HCM có 5 vành đai dài 713km. |
Xem thêm: Giải thể Cục Quản lý đường bộ cao tốc từ 1/10/2018
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.