Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, sau gần 7 năm thực hiện chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 11 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (TP. Biên Hòa), 1 đô thị loại III (TP. Long Khánh), 2 đô thị loại IV (đô thị Long Thành, Trảng Bom) và 7 đô thị loại V (đô thị Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An và Hiệp Phước).
Cùng với sân bay Long Thành, hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia khác đang và sẽ được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như các tuyến đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, đường vành đai 3 - TP. HCM.
Đáng chú ý nhất là Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành giai đoạn 1 với công suất phục vụ khoảng 25 triệu hành khách/năm dự kiến hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác trong năm 2025. Với vị thế của một "siêu sân bay", sân bay Long Thành được kỳ vọng tạo ra động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Theo UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai tập trung phát triển 5 đô thị: TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom và Long Thành.
TP. Biên Hòa là đô thị loại I và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Theo đồ án quy hoạch chung được phê duyệt năm 2014, TP. Biên Hòa được phân chia thành 21 phân khu. Hiện nay, TP. Biên Hòa đang tăng tốc để lập, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn. Cùng với đó, để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu phát triển thực tế, TP. Biên Hòa đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh lập điều chỉnh quy hoạch chung.
Trong quá trình lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố sẽ có sự rà soát, nghiên cứu, bổ sung để điều chỉnh phù hợp với thực tế hiện nay cũng như quá trình phát triển trong tương lai.
Với huyện Nhơn Trạch, đã có văn bản (Văn bản số 1187/TTg-CN) của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2045. Do đó, việc hoàn thiện hồ sơ chương trình phát triển đô thị với đô thị mới Nhơn Trạch trên cơ sở quy hoạch chung đô thị được phê duyệt năm 2016 và cập nhật các định hướng điều chỉnh sẽ không đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
Hiện UBND huyện Nhơn Trạch đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh để thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung là bước đi cần thiết để định hình lại hướng phát triển cho đô thị mới Nhơn Trạch.
Trong khi đó, UBND TP. Long Khánh đã chính thức công bố đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung và quy hoạch sử dụng đất TP. Long Khánh vào tháng 4/2022. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu sẽ đạt đô thị loại II vào năm 2025 và phát triển theo hướng xanh - văn minh - an toàn - hiện đại. TP. Long Khánh cũng sẽ mở rộng đô thị về phía Tây thành phố…
Theo đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, 15 đơn vị hành chính cấp xã của TP. Long Khánh được quy hoạch thành 10 phân khu và mỗi phân khu sẽ phát triển dựa trên những tiềm năng sẵn có.
Đối với 6 phường trung tâm thành phố: Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Phú Bình được định hướng phát triển thành trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thương mại dịch vụ, thành phố sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng, khu dân cư, bố trí các công trình tạo điểm nhấn cho khu vực trung tâm thành phố như: khu văn hóa thể dục thể thao hội trường trung tâm thành phố thuộc khu vực bệnh viện cũ ở phường Xuân An; khu dân cư và trung tâm thương mại phường Xuân Bình.
Đồng thời, Long Khánh phát triển đô thị mới ở phía Nam thuộc các phường Xuân Hòa, Phú Bình, từ đó, hình thành các khu dân cư và trung tâm phức hợp, thương mại dịch vụ mới. Khu vực phường Suối Tre định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp, logistics, du lịch, y tế và giáo dục.
Đối với huyện Long Thành, huyện có diện tích gần 43,1 ngàn ha, bao gồm thị trấn Long Thành và 13 xã, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, du lịch, đô thị…
Đích đến cho huyện Long Thành là sẽ xây dựng huyện trở thành một thành phố sân bay hiện đại trong khu vực. Huyện sẽ dựa vào các lợi thế từ sân bay để quy hoạch vùng xung quanh sân bay để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của huyện Long Thành là xây dựng, nâng cấp lên đô thị loại IV vào năm 2025 và trở thành đô thị loại III vào năm 2030. Đồng thời, đến năm 2030, Long Thành sẽ cơ bản trở thành huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao cấp quốc tế và vùng nông - lâm nghiệp phát triển bền vững.
Huyện Long Thành dựa trên quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg xác định Long Thành thuộc vùng đô thị trung tâm, là cực phía Đông của TP. HCM và Long Thành là đô thị vệ tinh có chức năng là đô thị khoa học, công nghiệp, dịch vụ… để định hướng phát triển.
Bên cạnh đó, huyện Trảng Bom đặt mục tiêu là đưa đô thị Trảng Bom thành thị xã vào năm 2025. Nằm tiếp giáp với đô thị trung tâm của tỉnh là TP. Biên Hòa, đô thị Trảng Bom cũng có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Theo mục tiêu quy hoạch, đô thị Trảng Bom sẽ là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng của H.Trảng Bom; là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh; trung tâm thương mại - dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp, kho bãi và giao thông quá cảnh.
Theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt thì Trảng Bom sẽ phân thành 2 vùng kinh tế chính để phát triển là vùng công nghiệp - đô thị - dịch vụ và vùng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.
Trong đó, mục tiêu của Trảng Bom sẽ xây dựng các xã, thị trấn và hoàn thành các chỉ tiêu trở thành thị xã vào năm 2025. Huyện đã quy hoạch đất để phát triển các công trình, dự án đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của địa bàn cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đích đến tiếp theo của huyện là xây dựng Trảng Bom trở thành một đô thị có công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao và lên thành phố trực thuộc tỉnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.