Dự án đường vành đai 3 TP. HCM: 'Nguy cơ không kịp trình Quốc hội trong tháng 10/2021'

Đức Thọ - 07/09/2021 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nói rằng phải đảm bảo tiến độ khẩn trương trình dự án đường vành đai 3 TP. HCM tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc vào cuối tháng 10/2021, nếu để chậm trễ, dự án sẽ phải lùi thời gian trình Quốc hội sau đó 7 tháng.

VNF
Sơ đồ dự kiến đường vành đai 3, Tp HCM

2.500 tỷ đồng xây dựng 1km đường

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, dự án đường vành đai 3 TP. HCM là dự án trọng điểm quốc gia được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo.

Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 250.000 tỷ đồng. Dự kiến mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 84.684 tỷ đồng, giai đoạn hoàn thiện hơn 165.256 tỷ đồng. Như vậy, tính ra 1 km đường vành đai 3 "ngốn" gần 2.500 tỷ đồng (bao gồm thi công, giải phóng mặt bằng, lãi vay...).

Tại báo cáo tiền khả thi, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận chia dự án thành 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 91,66 km và 8,3 km các tuyến nối.

Cụ thể, đoạn 1 (Tân Vạn - Nhơn Trạch): từ nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến nút giao Tân Vạn (riêng đoạn 1A dài 8,75 km đầu tư bổ sung một số hạng mục để khai thác đường cao tốc).

Chiều dài tuyến là 28,4 km, thêm 8,3 km các tuyến nối (gồm tuyến nối với nút giao Thủ Đức dài 5,88 km và tuyến nối vào khu công nghiệp Ông Kèo, Đồng Nai dài 2,42 km). Tổng mức đầu tư cho giai đoạn hoàn thiện chưa bao gồm lãi vay là hơn 55.673 tỷ đồng; giai đoạn 1 là hơn 30.788 tỷ đồng (bao gồm giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn thiện).

Đoạn 2 (Tân Vạn - Bình Chuẩn): từ nút giao Tân Vạn đến nút giao Bình Chuẩn, dài 15,3 km. Tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay là hơn 40.056 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện và hơn 11.863 tỷ đồng cho giai đoạn 1.

Đoạn 3 (Bình Chuẩn - quốc lộ (QL) 22): từ nút giao Bình Chuẩn đến nút giao QL22, dài 19,1 km cần hơn 25.566 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện, cùng gần 17.535 tỷ đồng cho giai đoạn 1.

Đoạn 4 (QL22 - Bến Lức): từ nút giao QL22 đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP. HCM - Trung Lương, dài 28,86 km dự kiến kinh phí khoảng 41.859 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay; giai đoạn 1 cần hơn 22.413 tỷ đồng.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đề xuất chia dự án đường Vành đai 3 thành 2 dự án thành phần. Dự án thành phần 1 là đầu tư xây dựng đường song hành (gồm các tuyến nối) và các hạ tầng kỹ thuật; dự án thành phần 2 là đầu tư xây dựng phần đường cao tốc (bao gồm các nút giao).

Quy mô đầu tư dự án gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh, quy mô bốn làn xe cao tốc hạn chế, vận tốc 80 km/giờ, bề rộng bằng 1/2 mặt cắt ngang giai đoạn hoàn thiện là 19,75 m và đường gom. Giai đoạn hoàn thiện quy mô 9 làn xe cao tốc hoàn chỉnh theo quy hoạch, vận tốc thiết kế 100 km/giờ và đường song hành.

Bình Dương, Đồng Nai chậm báo cáo tiến độ dự án 

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết: theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, phải khẩn trương triển khai để bảo đảm tiến độ trình dự án tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc vào cuối tháng 10/2021.

"Đây là dự án quan trọng quốc gia nên nhiều thủ tục liên quan cần phải khẩn trương, nếu không kịp tiến độ sẽ phải trình tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc vào cuối tháng 5/2022), sẽ làm dự án chậm thêm 7 tháng", ông Thọ nêu.

Cũng theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện UBND tỉnh Vĩnh Long đã có ý kiến gửi đến Bộ GTVT và UBND TP. Hồ Chí Minh, còn UBND tỉnh Đồng Nai và Bình Dương chưa có văn bản trả lời. 

Vì thế, Bộ GTVT yêu cầu các tỉnh sớm báo cáo để UBND TP. Hồ Chí Minh có cơ sở rà soát, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và kịp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án thành phần 1A là dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Đồng Nai).

Ông Đinh Mạnh Đức, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD) vừa có văn bản gửi Ban QLDA Mỹ Thuận đề nghị rà soát, đánh giá phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do địa phương, xem xét có sự thay đổi về các chính sách so với khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hay không.

"Thứ hai, do dự án chưa được điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh dự án đầu tư. Vì thế, để đảm bảo trình tự thủ tục, đề nghị Ban QLDA Mỹ Thuận làm việc với địa phương để trình duyệt một phần phương án, đảm bảo giá trị không vượt chi phí GPMB trong tổng mức đầu tư (đoạn qua tỉnh Đồng Nai)", ông Đức nêu.

Hút vốn PPP, BOT xây dựng đường vành đai 3 TP. HCM

Với mức vốn khủng lên tới 250.000 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Bộ GTVT cho rằng cần hút vốn PPP và BOT cho dự án. Nguồn vốn ngân sách các địa phương sẽ chịu trách nhiệm chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom, đường song hành và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.

Phần đường cao tốc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP, BOT có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương cho phần xây dựng đường cao tốc.

Dự kiến, nhà nước hỗ trợ khoảng 15.411 tỷ đồng (chiếm 46,83% tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay); PPP, BOT (gồm lãi vay) là hơn 17.496 tỷ đồng (chiếm 53,17% tổng mức đầu tư). Phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư hơn 2.624 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và lãi vay trong thời gian thi công là hơn 14.872 tỷ đồng (chiếm 85%) .

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.