Học thuật

Dự trữ ngoại hối là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Dự trữ ngoại hối là gì? Tiêu chí để đánh giá dự trữ ngoại hối?

Dự trữ ngoại hối là gì?

Dự trữ quốc tế hay dự trữ ngoại hối là những tài sản tài chính được sử dụng để xử lý các khoản thâm hụt cán cân thanh toán giữa các nước.

Dự trữ ngoại hối là gì?

Dự trữ ngoại hối hay dự trữ quốc tế (international reserves or foreign exchange reserves) là những tài sản tài chính được sử dụng để xử lý các khoản thâm hụt cán cân thanh toán giữa các nước. Dự trữ ngoại hối bao gồm vàng, ngoại tệ, quyền rút vốn của IMF và quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tiêu chí để đánh giá dự trữ ngoại hối?

Để đánh giá dự trữ ngoại hối ở một quốc gia là tốt hay không, người ta dựa vào 3 tiêu chí sau: 

Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo. Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IMF, quốc gia có dự trữ ngoại hối có quy mô từ 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.

Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài. Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.

Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng. Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là mức tiêu chuẩn cho dự trữ ngoại hối.

Cụ thể, theo cập nhật của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam hiện đã đạt khoảng 63 tỷ USD.

Tin mới lên