Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2017 tổ chức ngày 16/6 tại Hà Nội, ông Tomaso Andreatta - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại VN (EuroCham) đã đưa ra 5 "hiến kế" giúp cải thiện tính bền vững và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thương mại toàn cầu, và mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.
"Kế" đầu tiên mà EuroCham đưa ra là về phát triển bền vững và chính sách năng lượng. Theo đó, khi Việt Nam chuyển sang các ngành công nghiệp có mức độ thâm hụt vốn cao để tăng thành phần nội địa trong sản phẩm. Chính phủ nên điều chỉnh chính sách công nghiệp theo hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng với các quy định thân thiện môi trường và có đủ co sở vật chất để thực hiện tái chế.
Trong khi đó, Chính phủ và người tiêu dùng các nước OECD ngày càng khắt khe hơn khi chọn mua sản phẩm và họ sẽ chọn những sản phẩm được sản xuất với quy trình thân thiện môi trường, với những quy định lao động tương tự tại các nước của họ. Những nguồn năng lượng tái tạo có thể có quy mô nhỏ hơn so với nguồn năng lượng truyền thống nhưng thời gian đưa vào sử dụng nhanh hơn, không hạn chế những cam kết dài hạn của Việt Nam đối với nguồn năng lượng tương tự, do đó chúng tôi kiến nghị cần phải kiên quyết hơn trong việc hiện thực hoá nguồn năng lượng tái tạo.
Thứ hai là kiến nghị về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng kinh tế và độ thị hoá ngày càng tăng nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ.
Tuy nhiên, ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và các nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) đang giảm không để để bổ sung khoảng trống này. Nguồn vốn tăng thêm phải đến từ đầu tư tư nhân, thông qua hình thức Hợp tác công tư (PPP) hiệu quả hơn, cân bằng được rủi ro, và không khả thi về mặt tài chính cho các công ty quốc tế. Và hoạt động đấu thầu cần minh bạch, kịp thời và công bằng thông qua tư nhân hoá toàn bộ thị trường.
Kiến nghị thứ ba mà EuroCham đưa ra là cải thiện môi trường pháp lý. Mức độ bảo hộ quyền sở hữu nghiêm ngặt hơn là yếu tố cần thiết khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã cải thiện khung pháp lý và thực thi các luật về luật sở hữu trí tuệ vẫn còn gây quan ngại các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.
Do đó, EuroCham kiến nghị Chính phủ Việt Nam đảm bảo người vi phạm tên thương mại và bản quyền phải chịu các biện pháp cảnh cáo và xử lý mạnh mẽ về mặt pháp lý khi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả vi phạm qua Internet và đảm bảo rằng quyết định yêu cầu tạm dừng hay ngừng hành động vi phạm ngay lập tức, được ban hành và thực thi.
Bên cạnh đó, vì nhà đầu tư Việt Nam thường chọn cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế, đặc biệt là với những giao dịch lớn, nên EuroCham kiến nghị Chính phủ Việt Nam chủ động khuyến khích toà án thực thi các phán quyết của trọng tài quốc tế và trong nước.
EuroCham cũng đề xuất dừng dùng khái niệm "trong trường hợp hợp đồng mâu thuẫn với một số nguyên tắc cơ bản của luật Việt Nam, thì hợp đồng chịu sự điều chỉnh của luật quốc tế nhất định mà chịu sợ điều chỉnh của luật Việt Nam" vì nó tạo ra ra sự bất ổn và làm tổn hại hái niệm hai bên tự do lựa chọn sử dụng một hệ thống luật nhất định và phù hợp để điều chỉnh hợp đồng của mình.
Vấn đề thứ tư là là tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng gia tăng nhưng chủ yếu là trong những ngành truyền thống như quần áo, da giày, lắp ráp điện tử và có ngành từ thế kỷ 19 là thép và hoá chất, nếu Việt Nam muốn bắt kịp xu hướng hiện tại và tiến về tương lai, chúng ta phải lựa chọn rõ ràng và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp của tương lai.
Việt Nam có thể tham khảo bài học kinh nghiệm của Singapore với vị trí dẫn đầu trong một số ngành hiện tại. Song song, Việt Nam cần cho phép khu vực tư nhân tự vận hành, vì một số có thể thành công và số khác có thể không, nhưng nếu xem xét trên tổng thể một quốc gia thì sẽ có lợi cho Việt Nam.
EuroCham tin tưởng rằng việc lựa chọn trở thành quốc gia sản xuất xe ô tô và xe máy điện sẽ biến việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch và ô tô. Đồng thời, việc này giúp mở đường cho Việt Nam để sản xuất pin cho các toà nhà và thành phố, bổ sung vào nguồn năng lượng tái tạo liên tục. Dĩ nhiên, kèm theo cần phải có kế hoạch tái chế pin đã qua sử dụng.
"Kế" cuối cùng của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu dành cho Việt Nam là đảm bảo áp dụng thống nhất luật và chính sách. Nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam gặp vấn đề trong thủ tục mở rộng văn phòng, kể từ các thủ tục hành chính cấp địa phương đến trung ương. Việc này là do áp dụng chưa thống nhất các quy định phát luật và chính sách liên quan đến thuế và hải quan, việc cấp phép sử dụng đất hay các yêu cầu khác.
Các tỉnh và thành phố đang cạnh tranh với nhau trong việc thu hút đầu tư và họ nên mở cửa và minh bạch nhất có thể, phối hợp với chính quyền Trung ương để đảm bảo nhà đầu tư có dự án tại các tỉnh khác nhau được hưởng các điều kiện giống nhau.
Do đó, EuroCham cho rằng, các tỉnh nên quan tâm về các lợi ích hơn nữa khi không chỉ tuân thủ các yêu cầu trong Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam, ví dụ bằng cách mời nhà thầy nước ngoài tham gia đấu thầu, do đó đảm bảo có nguồn vốn mới, có chất lượng lớn hơn và đa dạng hơn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.