Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giá các vật liệu xây dựng (VLXD) như sắt thép, xi măng, gạch… đang tăng mạnh, neo ở mức rất cao khiến chi phí xây dựng các dự án chung cư, nhà ở tăng theo.
Giá xi măng vẫn đang neo ở mức cao sau khi tăng liên tục trong thời gian qua. Trước đó, hàng loạt công ty xi măng thông báo đến đại lý phân phối điều chỉnh tăng giá bán đối với tất cả sản phẩm xi măng 100.000-150.000 đồng/tấn so với giá hiện hành. Sau đợt tăng từ ngày 20/3, giá xi măng đã lên đến 1,5-1,7 triệu đồng/tấn tùy loại.
Tương tự, từ đầu tháng 3, các loại thép thương hiệu Hòa Phát, Việt Ý, Việt Nhật… đã đồng loạt tăng giá bán, hiện đang ở mức trên dưới 19 triệu đồng/tấn. Các sản phẩm thép Hòa Phát, thép Việt Ý tăng 610.000 đồng/tấn, đưa thép cuộn chạm mức hơn 18,9 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn hơn 19 triệu đồng/tấn.
Giá mặt hàng gạch men cũng tăng gần 50.000 đồng so với vài tháng trước, lên 240.000-260.000 đồng/m2; sàn gỗ công nghiệp từ 300.000 đồng/m2 tăng lên 350.000 đồng/m2; giá cát đang ở mức 300.000 đồng/m3, tăng 10.000 đồng/m3 so với đầu năm; gạch ống tăng 100 đồng/viên…
Giá các loại vật liệu đầu vào tăng đồng loạt khiến chi phí xây dựng công trình dự án chung cư, nhà ở tăng theo. Ông Nguyễn Duy Dũng, Giám đốc một công ty xây dựng tại TP. HCM, cho biết một công trình dự án căn hộ công ty ông đang triển khai chi phí sắt thép chiếm tới 20%. Nếu giá VLXD tăng, chi phí xây dựng mỗi căn hộ cũng tăng theo và bắt buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh giá bán theo hướng tăng.
“Không chỉ giá vật liệu mà giá nhân công cũng tăng lên. Hiện công ty cùng các nhà thầu đã làm việc với chủ đầu tư để điều chỉnh lại giá hoặc xin hỗ trợ. Vì nếu tiếp tục thi công thì các nhà thầu cầm chắc thua lỗ hoặc buộc phải ngừng thi công, chấp nhận phạt. Đa số chủ đầu tư nào cũng biết tình trạng đầu vào tăng giá nên đều chấp nhận điều chỉnh” - ông Dũng chia sẻ.
Nhiều nhà thầu các công trình dân dụng hiện nay không dám ký hợp đồng trọn gói (bao VLXD) mà chỉ nhận làm công hoặc thỏa thuận giá vật liệu sẽ điều chỉnh theo thị trường. Theo tính toán của các nhà thầu, chi phí xây dựng một căn nhà phố tăng 10%-20%, tương đương vài trăm triệu đồng so với dự tính do giá vật liệu tăng.
Trước bão giá các sản phẩm đầu vào, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng ngành nào cũng bị ảnh hưởng, trong đó có bất động sản (BĐS). Giá sắt thép, xi măng, gạch, cát… chi phí nhân công, quản lý đều tăng thì chủ đầu tư cũng phải tăng giá sản phẩm đầu ra tới tay khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn cung khan hiếm, nhu cầu nhà ở vẫn cao cũng là nguyên nhân khiến giá nhà vẫn… tăng đều.
Để bình ổn giá cả các mặt hàng, kìm đà tăng giá các nguyên liệu đầu vào, theo ông Thịnh, phải tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Đồng thời, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần theo dõi chặt chẽ sự biến động trên cả thị trường BĐS và thị trường chứng khoán, tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát.
“Các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch giá, tránh các tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả của một số mặt hàng và mặt bằng giá cả của nền kinh tế” - ông Thịnh kiến nghị.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), nhận định năm 2022 sẽ là năm khó khăn cho thị trường BĐS. Nhìn vào thực tế từ đầu năm đến nay, giá BĐS ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là TP. HCM tiếp tục tăng cao.
Giá VLXD tăng, lạm phát sẽ đẩy giá nhà đất tăng lên nữa. Vì thế, ông Đính cho rằng cần khẩn trương tháo gỡ rào cản trong quy định pháp luật, vướng mắc pháp lý, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư hoàn thành dự án, tăng nguồn cung nhà ở cho người dân.
Không để đầu cơ, thổi giá vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc xác định, công bố giá VLXD, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng. Theo bộ, một số địa phương công bố chậm giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý và chưa sát với giá thị trường. Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số VLXD chủ yếu. Tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án. Để tháo gỡ các khó khăn trong hợp đồng xây dựng, bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng, giá VLXD, thiết bị công trình trên địa bàn. Các địa phương phải bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá VLXD, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh các hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Bộ cũng đề nghị đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động nhiều, địa phương tổ chức xác định, công bố giá VLXD hằng tháng, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.