Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng mới đây, TP. Hải Phòng kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch; phát triển công nghiệp, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; giao thông vận tải; thực hiện Nghị quyết số 35 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.
Cụ thể, Hải Phòng đề nghị Chính phủ cho phép thành phố tự đầu tư kinh phí để nghiên cứu quy hoạch chi tiết về xây dựng cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng, để bắt đầu xây dựng từ năm 2030; sớm chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Tiên Thanh, hiện đã trình Thủ tướng Chính phủ.
Hải Phòng cũng kiến nghị Chính phủ đồng ý chủ trương gia hạn và cho phép đầu tư nâng cấp dự án kinh doanh Casino tại Đồ Sơn, nếu không được gia hạn sẽ chấm dứt vào tháng 8/2022; sớm đầu tư đường giao thông phía sau các bến tại cảng quốc tế Lạch Huyện; sớm đầu tư xây dựng bổ sung cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2; sớm phê duyệt Đề án di dời cảng Hoàng Diệu để thành phố khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi.
Ngoài ra, Hải Phòng cũng kiến nghị Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc đoạn từ tỉnh Thanh Hóa, qua Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình kết nối đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội trên địa bàn thành phố kết nối với cầu Bạch Đằng sang Quảng Ninh, sử dụng nguồn vốn của chương trình phục hồi kinh tế bền vững để thực hiện... (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về chủ trương đầu tư dự án dầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Theo đó, cảng hàng không Quảng Trị được xây dựng tại các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Dự kiến quy mô đầu tư gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng các công trình cơ bản của cảng hàng không Quảng Trị đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch, công suất khai thác theo dự báo đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Trong giai đoạn 2 sẽ đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm.
Trong giai đoạn 2, sân bay Quảng Trị cũng sẽ xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả 2 giai đoạn là 5.822,9 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 là 2.913,6 tỷ đồng, gồm: vốn do nhà đầu tư huy động là 2.680,5 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 380 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 2.300,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,103 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 là 2.909,3 tỷ đồng, gồm: vốn nhà đầu tư là 2.829,6 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 1.080,1 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 1.749,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách nhà nước là 79,7 tỷ đồng. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Lê Văn Thành về đề xuất nhập khẩu và khai thác 37 toa xe tự hành DMU đã qua sử dụng của Nhật Bản.
Theo đó, Phó thủ tướng không đồng ý nhập khẩu và khai thác 37 toa xe như ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng quy định của nghị định 65 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
Trước đó, sau khi xin ý kiến của các bộ: Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài Nguyên và Môi trường, Tư Pháp thì Bộ GTVT đã tổng hợp và có báo cáo Chính phủ về đề xuất nhập khẩu, khai thác 37 toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tại buổi họp báo Chính phủ hồi tháng 11, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết từ tháng 10/2021, VNR có các văn bản đề nghị các cơ quan liên quan như Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải về việc nhập 37 toa xe do Tổng công ty Đường sắt Đông Nhật Bản tặng.
Các toa tàu này được sản xuất từ năm 1979 - 1982 tuổi thọ cỡ 39 đến 42 năm, như vậy không đáp ứng yêu cầu quy định pháp luật. Mặt khác, toa tàu của Nhật Bản phù hợp với khổ đường sắt là 1,067m, trong khi khổ đường sắt của ta là 1m, nếu muốn dùng phải hoán cải lại, chi phí dự kiến nếu làm hết khoảng 140 tỷ đồng. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra quan điểm không đồng thuận về việc này. (Xem thêm)
Trong số 8 dự án giao thông quan trọng được Bộ Giao thông Vận tải triển khai thi công trong thời gian cuối tháng 12/2021, có 6 dự án đường bộ và 2 dự án đường thủy, hàng hải với tổng mức đầu tư 25.113 tỷ đồng.
Dự án thứ nhất là tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên, quy mô cấp III Đồng bằng, có vận tốc thiết kế 80km/h. Dự án đi qua địa phận TP. Cần Thơ và tỉnh An Giang, chiều dài 15,3km. Tổng mức đầu tư 2.106 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
Thứ hai, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc có tổng chiều dài 147km, quy mô đầu tư đường cấp III miền núi và 53km đường cấp IV miền núi, nhằm xây dựng hệ thống giao thông kết nối 3 tỉnh miền núi phía bắc gồm Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Thứ ba, dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài 14,3km, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với vận tốc thiết kế 80km/h.
Thứ tư, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn từ thị xã Ngã Bảy (nay là TP. Ngã Bảy), tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng với chiều dài 18,6km.
Thứ năm, dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 sử dụng vốn Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) nhằm xây mới nâng cấp 6 cầu yếu và cầu kết nối giai đoạn I trên các hệ thống đường Quốc lộ trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ.
Thứ sáu, tiếp tục triển khai dự án cầu dân sinh và cải tạo đường địa phương (LRAMP) bao gồm nhiều công trình nhỏ rải rác trên 50 tỉnh. Góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tăng cường kết nối cho các thôn, bản khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh thực hiện dự án.
Thứ bảy, dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, tỉnh Tiền Giang nạo vét mở rộng luồng đường thủy gần 10km, xây dựng công trình bảo vệ bờ Nam kênh Chợ Gạo, cầu và đường dân sinh đi qua địa bàn các xã bờ phía Nam và thị trấn Chợ Gạo.
Thứ tám, dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào Sông Hậu giai đoạn 2, đầu tư các hạng mục cấp bách để đảm bảo ổn định kênh Quan Chánh Bố và các hạng mục khác. (Xem thêm)
Thông tin về việc quy hoạch sân bay thứ 2 vùng Thủ đô, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết trên thế giới các thành phố hơn 10 triệu dân thường có 2 sân bay quốc tế. Do đó, Hà Nội cần có thêm một sân bay hỗ trợ cho Nội Bài.
Cũng theo ông Tuấn, TP. Hà Nội đang nghiên cứu quy hoạch xác định vị trí sân bay trước năm 2030, trong đó quỹ đất phải hơn 1.000ha để xây dựng trong giai đoạn 2030-2050.
Lãnh đạo TP. Hà Nội cho biết trước đây thành phố đề xuất vị trí sân bay thứ hai tại huyện Ứng Hòa, do đây là 1 trong 4 địa điểm sân bay được xác định trong quy hoạch vùng Thủ đô. Tuy vậy đến nay, thành phố xác định khu vực Ứng Hòa không phù hợp do điều kiện vùng trời không đảm bảo hoạt động bay.
"Thay cho Ứng Hòa, thành phố đang nghiên cứu vị trí tại các huyện phía Đông và Đông Nam như Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai...", ông Tuấn nói.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho biết Hà Nội sẽ đồng thuận nếu quy hoạch ngành xác định vị trí sân bay thứ hai không nằm trên địa giới của Thủ đô. Bởi sân bay này có mục tiêu phục vụ nhu cầu người dân cả các tỉnh phía Nam lân cận như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình... (Xem thêm)
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.