'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo gửi Quốc hội của Chính phủ, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có tổng mức đầu tư là 783 triệu Euro. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 1.176 triệu Euro, tăng gần 400 triệu Euro (tương đương hơn 10.000 tỷ đồng) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 89,41%, do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nên chưa đưa vào khai thác đoạn trên cao theo kế hoạch và dự kiến sẽ phải điều chỉnh tiến độ hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến.
Đến nay, dự án vẫn còn tồn tại vướng mắc mặt bằng, chủ yếu là nhà số 23 Quốc Tử Giám (ảnh hưởng thi công ga S11).
Do việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng đến nay và hiện vẫn tồn tại chậm trễ xử lý đối với nhà 23 Quốc Tử Giám nên nhà thầu HGU (liên danh Huyndai và Ghella) đã gửi 3 khiếu nại yêu cầu bồi thường với tổng chi phí là 114,7 triệu USD.
Nhà thầu này cũng đề nghị chấp thuận thanh toán nếu không sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc và sẽ tiến hành các thủ tục khiếu nại lên trọng tài quốc tế.
Theo báo cáo của Chính phủ, nhà thầu này đã giảm khối lượng công việc trên công trường kể từ tháng 6/2021 và đã có văn bản thông báo tạm dừng công việc.
Nhà thầu cũng đã yêu cầu thành lập ban giải quyết tranh chấp, Ban quản lý dự án cũng đã cử thành viên đại diện cho chủ đầu tư để tiến hành hòa giải theo quy định của hợp đồng.
Hiện nay, UBND TP. Hà Nội đang xem xét thành lập ban xử lý tranh chấp để xử lý các khiếu nại và tháo gỡ các vướng mắc về khiếu nại của nhà thầu nêu trên. (Xem thêm)
Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vừa tổ chức cuộc họp xem xét, đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị (chủ tịch hội đồng) cho biết có 9/9 thành viên đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư (Bộ GTVT) để đưa công trình đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông vào khai thác giai đoạn đầu.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lưu ý chủ đầu tư (Bộ GTVT) phải phối hợp chặt chẽ với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, rà soát toàn bộ các hệ thống, thiết bị phục vụ vận hành trước khi bàn giao đưa vào khai thác dự án.
Bên cạnh đó, các bên cũng cần rà soát công tác chuẩn bị nhân lực, các điều kiện đảm bảo vận hành thực tế và các phương án xử lý các tình huống có thể phát sinh trong quá trình khai thác, nhất là đối với các phát hiện liên quan đến vận hành đã được đơn vị tư vấn đánh giá an toàn hệ thống khuyến cáo.
Các đơn vị liên quan cũng được yêu cầu thống nhất và phê duyệt quy trình vận hành phù hợp với giai đoạn đầu khai thác và thực hiện đầy đủ các thủ tục có liên quan đảm bảo đưa công trình vào khai thác an toàn, đúng pháp luật. (Xem thêm)
Ngày 28/10, Văn phòng Bộ GTVT phát đi thông báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 10 tháng năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2021.
Trong thông báo này, Bộ GTVT đã cập nhật công tác đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đối với 6 dự án quan trọng quốc gia.
Cụ thể, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã có tờ trình trình Bộ Chính trị, Quốc hội xin ý kiến về chủ trương báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Ngày 8/10, Bộ Chính trị đã họp và có kết luận về chủ trương đầu tư dự án. Hiện nay Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu bổ sung một số phương án đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến và triển khai các thủ tục tiếp theo.
Đối với dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, hội đồng thẩm định nhà nước đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Với dự án đường Vành đai 3 TP. HCM, UBND TP. HCM đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Dự án cao tốc TP. HCM - Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đang phối hợp với UNBD TP. HCM và tỉnh Bình Dương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột hiện Bộ GTVT đang phối hợp với các địa phương liên quan và Quân khu 5 để thống nhất hướng tuyến và các vấn đề khác liên quan. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ GTVT đề nghị cơ quan này cân nhắc ý kiến chuyên gia về việc ngừng chủ trương áp giá sàn vé máy bay.
Theo đó, ngày 3/10, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đánh giá việc áp giá sàn vé máy bay nội địa là trái quy định pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lý giá đối với thị trường hàng không nội địa, không phù hợp với thể chế về quản lý giá trong nền kinh tế thị trường, đi ngược với xu hướng của hàng không thế giới.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc áp sàn giá vé máy bay có thể gây hệ lụy rất lớn trong việc phục hồi kinh tế, phục hồi ngành du lịch, gây khó khăn cho công nhân trở lại nhà máy và tước bỏ quyền đi lại bằng đường hàng không với giá rẻ của hàng chục triệu người.
Trên cơ sở đó, chuyên gia Ngô Trí Long kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho ngừng chủ trương áp giá sàn.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu nội dung đề nghị nêu trên của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long để xem xét, xử lý theo quy định, có văn bản trả lời cho chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết. (Xem thêm)
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Bộ GTVT nêu ý kiến về việc giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo phương thức PPP.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 53,7km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh này khoảng 19,5km và đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2km.
Theo UBND tỉnh, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là dự án cao tốc đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc triển khai đầu tư dự án đòi hỏi rất cao về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, phương án thiết kế, tổ chức giao thông cũng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Bộ GTVT là đơn vị quản lý chuyên ngành có đủ năng lực, kinh nghiệm và đã thực hiện đầu tư nhiều dự án đường cao tốc trong cả nước. Mặt khác, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi cũng đang được Ban Quản lý dự án 85 tổ chức lập theo quy định.
Do đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng việc giao cho Bộ GTVT làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án sẽ thuận lợi hơn so với giao cho địa phương.
Từ thực tế đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Bộ GTVT tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án. Tỉnh cam kết chỉ đạo các địa phương là thị xã Phú Mỹ, TP. Bà Rịa và các cơ quan liên quan tích cực thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án trên địa bàn của tỉnh để sớm đưa dự án vào khai thác, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu đi lại của người dân… (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.