'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký tờ trình gửi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.
Theo đó, dự án có điểm đầu tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang), điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 188,2km. Để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, Chính phủ đề xuất đầu tư đường cao tốc giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục, tốc độ khai thác 80km/h.
Dự án có nhu cầu sử dụng đất khoảng 1.205ha, khoảng 1.194 hộ bị ảnh hưởng, số hộ tái định cư khoảng 1.075. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được tách thành tiểu dự án độc lập để giao cho các địa phương thực hiện.
Dự án được Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư công với tổng mức sơ bộ khoảng 44.691 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện từ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nguồn tăng thu và tiết kiệm chi các năm 2022 - 2024, nguồn vốn ngân sách các địa phương.
Về tiến độ triển khai dự án, Chính phủ kiến nghị tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2022, khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025. (Xem thêm)
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chỉ định thầu cho doanh nghiệp này thi công xây dựng dự án thành phần Hàm Nghi - Vũng Áng, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Nếu được chấp thuận, Xuân Trường cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải và phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan tổ chức thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình.
Doanh nghiệp này cũng cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực để thi công đảm bảo rút ngắn tiến độ từ 3 đến 6 tháng; tiết kiệm 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng); tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành...
Dự án Hàm Nghi - Vũng Áng là 1 trong 12 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025. Dự án có chiều dài dự kiến khoảng 54km, với tổng mức đầu tư là 10.185 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công. (Xem thêm)
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đang chậm tiến độ. (Ảnh: Thành Vũ)
Bộ Giao thông Vận tải có văn bản yêu cầu các Ban quản lý dự án (QLDA) tăng cường quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Để đảm bảo tiến độ dự án, đặc biệt là 4 dự án thành phần có thời hạn cán đích trong năm 2022, Bộ GTVT yêu cầu giám đốc các Ban QLDA phân công lãnh đạo đơn vị thường trực tại hiện trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Các Ban QLDA cũng phải yêu cầu các nhà thầu cập nhật, điều chỉnh tiến độ thi công các tháng tiếp theo, đảm bảo bù lại phần khối lượng chậm tiến độ; xây dựng kế hoạch giải ngân phù hợp tiến độ điều chỉnh, đồng thời chỉ đạo các nhà thầu xây lắp huy động tối đa máy móc, thiết bị, nhân lực, chủ động nguồn vật tư, vật liệu, tăng cường các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ.
Tại văn bản chỉ đạo lần này, Bộ GTVT cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc xử lý các nhà thầu vi phạm hợp đồng, không đáp ứng chất lượng, tiến độ.
Cụ thể, đối với nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không có khả năng hoàn thành hợp đồng đúng tiến độ ký kết, Ban QLDA xem xét báo cáo Bộ GTVT chấm dứt hợp đồng.
Phần khối lượng công việc chưa thực hiện, ban đề xuất áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành của gói thầu; thực hiện các thủ tục gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Nhà thầu không hoàn thành hợp đồng (bị xử lý chấm dứt hợp đồng) sẽ được đánh giá không đáp ứng ở bước đánh giá sơ bộ trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án do Bộ GTVT (từ 3 - 5 năm theo quy định hiện hành). (Xem thêm)
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến chỉ đạo về việc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Để thực hiện phương thức trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Đồng thời, bộ này chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, đầu tư công.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương là 1 trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với tổng chiều dài hơn 210km.
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng do liên danh nhà đầu tư Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang đề xuất triển khai. (Xem thêm)
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (gọi tắt là dự án).
Theo quyết định này, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án đều được điều chỉnh, cụ thể: tăng tổng mức đầu tư dự án lên thành 3.712,97 tỷ đồng (tại Quyết định số 2275/QĐ-TTg ngày 31/12/2020, tổng mức đầu tư dự án là 3.112,97 tỷ đồng); trong đó, giai đoạn 1 là 3.253 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 459,97 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương; trong đó: giai đoạn 1 vốn ngân sách trung ương là 2.100 tỷ đồng (giai đoạn 2016 - 2020 là 500 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là 1.600 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương là 1.153 tỷ đồng; giai đoạn 2, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (sau năm 2025) là 459,97 tỷ đồng. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.