'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 9/7, Trường đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam có các đặc trưng riêng. Trong đó, đáng chú ý nhất là không thừa nhận quyền sở hữu đất, chỉ thừa nhận quyền sử dụng đất. Đây được xem là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự chênh lệch quá lớn về giá bất động sản theo mục đích sử dụng.
Đa số ý kiến cho rằng việc chuyển đổi mục đích sử dụng quyết định bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ dẫn tới các khoảng cách chênh lệch rất lớn về giá.
Chính vì sự phức tạp của quyền sử dụng đất nên quản lý bất động sản còn gặp rất nhiều lúng túng, còn nhiều bất cập, cơ chế giá không phản ánh đúng cung - cầu của thị trường dẫn đến tồn tại nhiều loại giá trong quản lý bất động sản ở nhiều cấp, ngành khi tính toán phí, thuế liên quan. Đây cũng là lỗ hổng cho tham nhũng chính sách đất đai phát triển.
TS. Hoàng Kim Huyền, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, cho biết khác với các nền kinh tế khác, do đặc trưng không có quyền sở hữu đất đai, nên quyền lực tạo cung và điều tiết cung về quyền sử dụng đất của Nhà nước lớn. Do đó, công tác tạo cung, điều phối cung cho thị trường của cơ quan có thẩm quyền quyết định tính chất của cầu và giá cả của thị trường, quyết định phần lớn biến động của thị trường.
Ngoài ra, ông Huyền cũng chỉ ra một số vấn đề bất cập hiện nay như UBND cấp tỉnh, huyện vừa được quyền phê duyệt vừa thay đổi, bổ sung quy hoạch vừa không chịu trách nhiệm giải trình về việc chậm công bố thông tin thay đổi, bổ sung quy hoạch; hay biến việc lấy ý kiến của các bên có lợi ích liên quan trong quy trình thành hình thức.
Nhìn nhận vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng thực hiện chức năng thay mặt sở hữu toàn dân quyết định về đất đai là Nhà nước và Nhà nước đã tham gia trực tiếp vào thị trường.
Tại các nước khác, chức năng này thể hiện dưới dạng bán đất công, cho thuê đất công do Bộ Tài chính quản lý để thu giá trị đất đai. Trong khi ở Việt Nam, chức năng này giao cho UBND cấp tỉnh và cấp huyện, dưới sự quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Việc thực hiện chức năng quản lý đất đai, trong đó có quản lý việc thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất cũng do UBND cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện và đặt dưới sự quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều này cho thấy rằng đang còn xảy ra tình trạng 'vừa đá bóng, vừa thổi còi', đồng thời thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực đối với chức năng Nhà nước quyết định về đất đai", ông Đặng Hùng Võ nói.
Để gỡ bỏ xung đột lợi ích trong công cụ chính sách điều tiết cung và giá của thị trường, TS Hoàng Kim Huyền cho rằng trước hết cần siết chặt kỷ cương về lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch tại mọi cấp chính quyền. Cụ thể, pháp lệnh hóa các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và sửa đổi quy hoạch.
“Việc vi phạm quy hoạch, cấp phép xây dựng, sửa đổi quy hoạch cần bị truy tố và đền bù tổn thất tại mọi cấp chính quyền, hoặc cá nhân có liên quan. Đồng thời, cần có chế tài xử phạt nặng các sai phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước trong việc mời thầu, chỉ định thầu”, ông nói.
Xem thêm: Thanh tra Chính phủ đề nghị 4 Bộ vào cuộc xử lý khiếu nại, tố cáo đất đai kéo dài tại Hà Nam
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.