Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo hồ sơ, các ô đất ký hiệu E3, E4, E5 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được UBND thành phố Hà Nội quy hoạch để xây dựng trụ sở làm việc của các Tổng công ty. Trong đó, Tổng cục Hải quan và Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam được giao sử dụng lô đất E3 (đã và đang xây dựng trụ sở).
Đối với các phần đất khác, ngày 19/10/2012, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đã ký công văn số 8360/UBND-KT gửi Handico nêu rõ: Trong thời gian UBND thành phố chưa có quyết định giao đất cho các Tổng Công ty tại Khu đô thị mới Cầu Giấy theo quy định, Handico được tạm sử dụng mặt bằng các ô đất (tuyệt đối không được xây dựng các công trình kiên cố) để khai thác tạo nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư xây dựng hàng rào bảo vệ và chi phí duy trì bảo vệ ô đất, chống lấn chiếm; việc tạm sử dụng phải đảm bảo trật tự, mỹ quan chung khu vực.
Khi thành phố có quyết định thu hồi đất giao cho các đơn vị liên quan, Tổng Công ty có trách nhiệm bàn giao, hoàn trả mặt bằng nguyên trạng cho đơn vị được giao đất.
Tới ngày 24/5/2013, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục ký thêm một văn bản gửi Handico (số 3719/UBND-KT), cho phép đơn vị này xây dựng các công trình nhà tạm (nhà khung thép, mái tôn, kết cấu đơn giản, không kiên cố, dễ tháo dỡ) trong phạm vi ô đất mà mình quản lý.
Hai văn bản này được xem là "lá bùa" để từ đó, Handico ký hợp đồng với một loạt doanh nghiệp thi nhau "băm nát" đất vàng gồm: Công ty TNHH xây dựng và kinh doanh thương mại Hải Âu (lô E3), Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và thể thao Châu An (lô E4) và Công ty Cổ phần Bất động sản Điền An (lô E5).
Theo quan sát của VietnamFinance, tại các khu đất E3, E4, E5 hiện có hàng chục quán cà phê, gara ô tô… hoạt động kinh doanh rầm rộ. Với mức giá thuê dao động từ 150 – 200 nghìn/m2/tháng (đối với các phần đất phía trong) và cao hơn (đối với phần đất mặt tiền), ước tính mỗi tháng Handico thu về hàng tỷ đồng.
Điều đáng nói, theo UBND phường Yên Hòa, công tác quản lý, kinh doanh của các đơn vị tại ô đất này đã xảy ra nhiều vi phạm như: xây dựng các công trình với mật độ dày đặc mà không có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khai thác kinh doanh nhà hàng, salon ô tô gây mất trật tự đô thị và đặc biệt là việc không đảm bảo các quy định về phòng chống cháy nổ… Đỉnh điểm là vụ hỏa hoạn ngày 18/10/2014 tại lô đất E5 gây thiệt hại hàng tỷ đồng.
Sau vụ hỏa hoạn này, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng của quận thành lập đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra thực trạng các khu đất nêu trên.
Ngày 24/10/2014 (tức 1 tuần sau vụ hỏa hoạn), Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký văn bản số 8289/UBND-XDGT (đóng dấu hỏa tốc) gửi đến các cơ quan chức năng và Handico, nêu rõ: "Đối với các ô đất thuộc khu đô thị thành phố đã có quyết định giao đất cho chủ đầu tư, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉ cho phép tồn tại các bãi tạm trông giữ phương tiện, các sân chơi tạm phục vụ hoạt động thể dục, thể thao của nhân dân, không cho phép xây dựng, lắp đặt các công trình sai quy hoạch, kinh doanh buôn bán".
Mặc dù vậy, vụ hỏa hoạn cũng như công văn của thành phố đối với Handico cũng chỉ như "đá ném ao bèo", các hoạt động kinh doanh vẫn đâu lại vào đấy.
Theo báo cáo số 10840 của Sở Xây dựng Hà Nội ban hành ngày 24/11/2016, diện tích vi phạm trên lô đất E3 vào khoảng 1.184m2 (gồm 5 chủ đầu tư với 8 công trình vi phạm), kết cấu nhà bằng khung thép, mái tôn hiện đang kinh doanh vật liệu xây dựng, sửa chữa xe máy, ăn uống.
Tại khu đất E4, diện tích vi phạm khoảng 11.763m2 (gồm 11 chủ đầu tư với 35 công trình vi phạm) kết cấu nhà khung thép, mái tôn hiện đang kinh doanh salon ô tô, dịch vụ chăm sóc xe hơi, nhà kho, đàn organ…
Còn trên ô đất E5 diện tích vi phạm lên tới 15.122m2 (gồm 16 chủ đầu tư với 52 công trình vi phạm) kết cấu nhà khung thép, mái tôn hiện đang kinh doanh salon ô tô, gara ô tô, nhà kho, kinh doanh ăn uống.
Nghiêm trọng hơn, UBND phường Yên Hòa còn cho biết, trong thời gian gần đây, các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn tiếp tục có nhiều vi phạm như: cải tạo các công trình, mở cửa a các tuyến đường mới được đầu tư xây dựng giữa các ô E3 và E4, E4 và E5 để kinh doanh ô tô, đỗ xe trên vỉa hè và lòng đường gây hư hỏng kết cấu hạ tầng, cản trở giao thông và mất vệ sinh môi trường trong khu vực.
"UBND phường đã nhiều lần yêu cầu công an phối hợp với Thanh tra giao thông quận xử lý phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng họ vẫn cố tình vi phạm", văn bản của UBND phường Yên Hòa nêu rõ.
Được biết từ tháng 12/2014, UBND phường Yên Hòa đã phối hợp với Đội Thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng đối với các đơn vị đang khai thác kinh doanh tại các ô đất này đồng thời ban hành 32 quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các công trình vi phạm. Tuy nhiên đến nay, các biện pháp xử lý vi phạm vẫn còn nằm trên giấy.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.