Học thuật

Hàng hóa công cộng là gì? Ví dụ về hàng hóa công cộng

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Sản phẩm xã hội hay hàng khuyến dụng hay hàng hóa công cộng (social product or merit good or public good) là gì? Ví dụ về hàng hóa công cộng.

Hàng hóa công cộng là gì? Ví dụ về hàng hóa công cộng

Sản phẩm xã hội hay hàng khuyến dụng hay hàng hóa công cộng (social product or merit good or public good) là hàng hóa hay dịch vụ như giáo dục, y tế do chính phủ cung cấp vì lợi ích xã hội hay một nhóm dân dư nhất định.

Hàng hóa công cộng là gì?

Sản phẩm xã hội hay hàng khuyến dụng hay hàng hóa công cộng (social product or merit good or public good) là hàng hóa hay dịch vụ như giáo dục, y tế do chính phủ cung cấp vì lợi ích xã hội hay một nhóm dân dư nhất định. Không có mối liên hệ trực tiếp giữa việc chi tiêu dùng sản phẩm xã hội và việc trả tiền cho chúng. Mọi người trả tiền cho sản phẩm xã hội bằng cách nộp thuế theo luật thuế, chứ không phải bằng cách mua hàng hóa trên thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ví dụ về hàng hóa công cộng

Một vài ví dụ về hàng hóa công cộng bao gồm: không khí để thở, tri thức và thông tin, an ninh quốc gia, hệ thống kiểm soát lũ lụt, hải đăng, đèn đường. Một số loại có thể là hàng hóa công cộng phụ thuộc các điều kiện nhất định. Ví dụ, đường sá là hàng hóa công cộng cho đến chừng nào mà chúng không bị ách tắc, điều này đem lại cho chúng tính không cạnh tranh. Tri thức và thông tin có thể chuyển đổi thành loại hàng hóa bán công cộng bởi các đạo luật sở hữu trí tuệ mà qua đó sẽ ngăn chặn việc mọi người khai thác và sử dụng chúng. Những hàng hóa công cộng mà sẵn có ở khắp mọi nơi đôi khi được gọi là hàng hóa công cộng toàn cầu.

Nhiều loại hàng hóa công cộng tại một số thời điểm dễ bị khai thác sử dụng quá mức dẫn tới những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực tác động đến tất cả mọi người sử dụng; ví dụ như ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Các vấn đề của hàng hóa công cộng thường có liên quan chặt chẽ tới vấn đề "kẻ đi xe không trả tiền", trong đó những người không chịu gánh vác những chi phí cần thiết để hàng hóa công cộng duy trì được cung cấp vẫn có thể tiếp tục tiếp cận sử dụng hàng hóa đó. Bởi vậy, hàng hóa có thể bị sản xuất ở mức thấp dưới ngưỡng cần thiết hay mong muốn, bị lạm dụng hoặc giảm giá trị.

Ngoài ra, hàng hóa công cộng còn có thể trở thành đối tượng bị hạn chế tiếp cận và rồi có thể được xem như hàng hóa bán công cộng hay hàng hóa tư nhân. Các cơ chế loại trừ bao gồm bản quyền, bằng sáng chế, phí ùn tắc, và truyền hình trả tiền.

Đã có nhiều cuộc tranh luận và tài liệu bàn về việc làm thế nào để xác định tầm quan trọng của các vấn đề liên quan tới hàng hóa công cộng trong nền kinh tế, hay cũng như để tìm ra những biện pháp khắc phục tối ưu.

Tin mới lên