Hàng loạt dự án đội vốn, chậm tiến độ: Bộ GTVT quy trách nhiệm cho chủ đầu tư và địa phương
Lê Ngà -
28/05/2019 14:08 (GMT+7)
(VNF) - Theo Bộ Giao thông vận tải, có 5 dự án gồm đường bộ và đường sắt đội vốn, chậm tiến độ.
Bộ GTVT chỉ ra nguyên nhân khiến nhiều dự án "chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư".
Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc hội khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, 3, 4, 5 Quốc hội khóa XIV.
Tại báo cáo này, Bộ đã chỉ ra các nguyên nhân khiến nhiều nhóm dự án đường bộ và nhóm dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.
Nhóm dự án đường bộ được nhắc tới gồm: cao tốc Bến Lức – Long Thành; cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Nhóm dự án đường sắt đô thị gồm: dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông; dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội; dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi).
Đội vốn, chậm tiến độ do... chưa có kinh nghiệm
Theo Bộ Giao thông vận tải, các dự án trên chậm tiến độ do đây là các dự án lớn và có công nghệ phức tạp, lại là lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, vì thế các bên "chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện".
Ngoài ra, quy trình thủ tục ở Việt Nam cũng là một yếu tố khiến việc thực hiện dự án gặp nhiều vướng mắc.
Riêng với các dự án đường sắt đô thị, Bộ Giao thông vận tải nhận định do chưa có kinh nghiệm với loại hình công trình này nên cả chủ đầu tư và tư vấn lập dự án đã tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế. Điều này dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu.
Bên cạnh đó, vướng mắc của dự án còn đến từ việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, di chuyển hạ tầng kỹ thuật ngầm/nổi, cây xanh, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng các ga ngầm.
Việc giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài khiến dự án bị trượt giá. Đây là một trong những lý do khiến tổng mức đầu tư gia tăng.
Ngoài lý do trên, các yếu tố khác khiến các dự án bị đội vốn gồm: biến động giá của một số nguyên, nhiên vật liệu; mức lương tối thiểu tăng; thủ tục chủ trương đầu tư phải điều chỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bên cạnh đó, kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ cũng làm chậm trễ việc thanh toán cho các nhà thầu dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng.
Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do các ràng buộc phức tạp quy chế đấu thầu của các nhà tài trợ, hệ thống quy chuẩn còn nhiều bất cập... là các lý do bổ sung.
Trách nhiệm thuộc về địa phương và chủ đầu tư
Bộ Giao thông vận tải cho rằng các chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm về việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư dự án.
Việc chậm giải phóng mặt bằng, để công tác tái định cư kéo dài, thiếu mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công, trách nhiệm đồng thời thuộc về địa phương và chủ đầu tư.
Đối với tình trạng không hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng (như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận), Bộ quy trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư.
Còn với tình trạng công tác quy hoạch tại một số địa phương chưa thực sự tốt, mất nhiều thời gian tham vấn, xin ý kiến cơ quan chuyên môn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, trách nhiệm thuộc địa phương.
Một số dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư tập trung tại 2 nhóm dự án chính là nhóm dự án đường bộ và nhóm dự án đường sắt đô thị. Cụ thể:
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: ngày 22/3/2019, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao nhiệm vụ quyền hạn cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cho Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Sản lượng đạt khoảng 73,19% (chậm 12,72%).
Đối với 2 Dự án đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương: Tuyến số 1 giá trị sản lượng đạt 63,91%, hiện đang thanh toán từ vốn tạm ứng ngân sách thành phố 2.158 tỷ đồng trong khi chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.
Tuyến số 2 có 09 gói thầu, trong đó Gói thầu CP1 (xây dựng tòa nhà Văn phòng, khu Depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; các gói thầu còn lại đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu, tuy nhiên chưa thể triển khai do đang vướng mắc về việc điều chỉnh dự án và nguồn vốn cho dự án.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Các vướng mắc cụ thể tập trung ở: chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; chưa cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chúng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng…
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: tổng tiến độ chung dự án mới chỉ đạt trên 49% và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi): Hiện tại, tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ gói thầu cập nhật thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu của gói thầu chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu khu tổ hợp Ngọc Hồi (HURC1-101); đang thực hiện thanh quyết toán hợp đồng tư vấn giám sát khảo sát (HURC1-006).
(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức công bố trúng thầu và khởi công gói thầu HCMVNU-CW-01 - Xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 và hạ tầng cảnh quan - thuộc Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. HCM (VUDP-HCM), có giá trị gần 500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) làm chủ đầu tư.
(VNF) - Loạt dự án dính “đại án” ở Đà Nẵng được Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sẽ hoàn thành việc rà soát hồ sơ pháp lý trong tháng 4/2025.
(VNF) - Thị trường đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam có những diễn biến tích cực khi thị trường chung đang ấm dần lên cùng với những thông tin về việc sáp nhập, đặc biệt là khu vực vùng ven.
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Bách Đạt An tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đưa vào sử dụng đảm bảo tiến độ đến tháng 12/2025.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc Kim Oanh vừa có đề xuất đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này.
(VNF) - Ngày 5/12/2024, dự án nhà ở xã hội N01 Hạ Đình chính thức được khởi công, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân Thủ đô. Dự án được kỳ vọng mang đến những căn hộ chất lượng với mức giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu an cư của nhiều người dân có thu nhập thấp và trung bình.
(VNF) - UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m) với tổng vốn đầu tư lên đến 1.660 tỷ đồng theo phương thức đấu thầu.
(VNF) - Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã kiến nghị Công an thành phố xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách nhà ở xã hội để thu tiền hoặc đặt cọc trái quy định.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool (công ty con của Tập đoàn Vingroup).
(VNF) - Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản miền Bắc ghi nhận sự dịch chuyển đáng chú ý của dòng tiền đầu tư, từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận.
(VNF) - Được ví như trái tim của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, tòa tháp The Harmony mô phỏng kiến trúc kiệt tác du thuyền Harmony of the Seas. Đây không chỉ là sự hòa hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên mà còn là không gian mang đậm chất sống toàn cầu, là nơi sống, làm việc và nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho giới trẻ.
(VNF) - Một loạt băng rôn đòi quyền lợi được cư dân căng trên hàng rào các căn biệt thự tại Khu đô thị Starlake, nơi được xem là một trong những dự án cao cấp và đắt đỏ nhất dành cho giới nhà giàu Hà Nội.
(VNF) - Dự án Khu nghỉ dưỡng Quang Phú Luxury tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới được chấp thuận đầu tư nhằm xây dựng khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
(VNF) - TP.HCM dự kiến đấu giá hàng chục lô đất, phát triển hàng loạt khu đô thị TOD dọc các tuyến metro. Nếu thuận lợi, việc đấu giá sẽ mang về nguồn thu hàng trăm nghìn tỷ đồng
(VNF) - Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.
(VNF) - Diện tích căn hộ tại dự án NƠXH Thăng Long Green City dao động từ 49,56 m2 đến 58,9m2, mức giá bán là 18,4 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT 5% và phí bảo trì 2%).
(VNF) - Theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và danh mục các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 của TP.HCM, trong quý III/2025, TP. HCM sẽ tổ chức đấu giá 7 khu đất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) do Tổng Công ty 319 (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng.
(VNF) - Quy hoạch TP.Thủ Đức đến năm 2040, là trung tâm phía Đông về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo. Định hướng chiến lược sẽ giúp nâng tầm diện mạo đô thị mà còn mở ra cơ hội cho BĐS khi hạ tầng được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) chính thức công bố trúng thầu và khởi công gói thầu HCMVNU-CW-01 - Xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 và hạ tầng cảnh quan - thuộc Dự án Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia TP. HCM (VUDP-HCM), có giá trị gần 500 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) làm chủ đầu tư.