Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP) giai đoạn 1.
Theo chủ trương được phê duyệt, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài gần 74km. Điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc (điểm cuối dự án Tân Phú - Bảo Lộc) và điểm cuối giao với cao tốc Liên Khương - Prenn.
Tuyến cao tốc được đầu tư với quy mô giai đoạn hoan chỉnh gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, tốc độ 100km/h. Giai đoạn phân kỳ giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư với bề rộng nền đường 17m, tốc độ khai thác 80km/h.
Tổng nhu cầu sử dụng đất dự kiến của dự án là khoảng gần 619ha. Trong đó, TP. Bảo Lộc khoảng 66,73ha; huyện Bảo Lâm khoảng hơn 44ha; huyện Di Linh khoảng 292,5ha và huyện Đức Trọng hơn 215ha.
Trên cơ sở phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm ngân sách nhà nước khoảng 7.761 tỷ đồng (chiếm khoảng 39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1), trong đó ngân sách tỉnh bố trí 4.000 tỷ đồng để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, sau khi được trung ương bố trí 2.500 tỷ đồng sẽ thực hiện điều chỉnh giảm ngân sách địa phương. Số vốn tương đương 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất.
Vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng (chiếm khoảng 60,24% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1). Trong đó, phần vốn chủ sở hữu tối thiểu của các nhà đầu tư khoảng 1.764 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn huy động khác khoảng 9.996 tỷ đồng (chiếm 85%, không bao gồm vốn ngân sách nhà nước).
Hồi tháng 3/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Theo đó, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có chiều dài toàn tuyến là 73,64km. Điểm đầu của dự án giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc và điểm cuối giao với đường cao tốc Liên Khương - Prenn tại cửa ngõ vào TP. Đà Lạt.
Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022-2025) xây dựng 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc 80km/h. Giai đoạn 2 (sau năm 2030), cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25m, tốc độ khai thác 100km/h, có làn dừng khẩn cấp.
Tổng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng do liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) đề xuất triển khai.
Liên quan đến dự án này như VietnamFinance đã thông tin, mới đây, liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) cũng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc nghiên cứu, khảo sát, lập và tài trợ quy hoạch tổng thể dọc tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương và đề xuất nghiên cứu, đăng ký thực hiện đầu tư một số dự án trên địa bàn dọc tuyến cao tốc này.
Cụ thể, liên danh T&T - Futa cho biết đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Trong quá trình triển khai, liên danh nhà đầu tư nhận thấy song song với việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc thì cần thiết phải lập quy hoạch tổng thể không gian dọc tuyến (quy mô khoảng 50.000ha).
"Quy hoạch này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội, phát triển các khu dân cư, đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch, góp phần tăng cường quản lý và kêu gọi đầu tư tại các huyện, thành phố mà tuyến cao tốc đi qua", liên danh T&T - Futa nhấn mạnh.
Liên danh T&T - Futa đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép khảo sát, nghiên cứu, lập và tài trợ ý tưởng quy hoạch và đăng ký đề xuất thực hiện đầu tư một số dự án có tính chất động lực tại các khu vực dọc tuyến.
Trước đề nghị của liên danh T&T - Futa, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đồng ý để liên danh tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, đề xuất ý tưởng quy hoạch theo đề nghị.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở ngành và địa phương liên quan kiểm tra, rà soát và làm việc trực tiếp với liên danh nhà đầu tư.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.