'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngoại trưởng Szijjarto đã tới Nga vào ngày 21/11 để tham gia Diễn đàn Năng lượng hạt nhân quốc tế Atomexpo 2022 tại thành phố Sochi. Động thái được cho là thể hiện mối quan hệ chặt chẽ bền vững của Budapest với Moscow trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine vẫn đang leo thang căng thẳng.
Diễn đàn năm nay có tiêu đề “Mùa xuân hạt nhân” nhằm vào ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu và như một “nền tảng kinh doanh để thảo luận về tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp hạt nhân và thiết lập các xu hướng trong tương lai”.
Trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 21/11, ông Szijjarto cho biết tham gia diễn đàn, ông sẽ có các cuộc đàm phán với người đứng đầu công ty năng lượng nguyên tử nhà nước của Nga Rosatom về kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Hungary do Nga hậu thuẫn. Ông cho biết đây là dự án “vì lợi ích an ninh quốc gia và chiến lược quốc gia của Hungary”.
“Nhà máy điện hạt nhân Paks đóng một vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng của chúng ta", ông Szijjarto viết.
Trả lời phóng vấn RT bên lề Diễn đàn Năng lượng hạt nhân quốc tế Atomexpo 2022, Ngoại trưởng Szijjarto nhấn mạnh: “Rõ ràng, năng lượng hạt nhân là năng lượng rẻ nhất, an toàn và thân thiện với môi trường nhất. Hungary có lợi ích quốc gia trong vấn đề này, đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục hợp tác với Tập đoàn năng lượng Rosatom để vận hành 2 lò phản ứng mới vào năm 2030”.
Hồi tháng 8, Budapest đã cấp phép cho tập đoàn Rosatom xây dựng 2 lò phản ứng mới để mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks. Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi động vào năm 2023. Tuy nhiên, nó đã vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia EU.
Tuần trước, ông Szijjarto đã gặp Giám đốc Rosatom Alexei Likhachev ở Uzbekistan tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức các quốc gia Turkic để thảo luận về dự án hạt nhân Paks, một dự án mở rộng trị giá 12 tỷ euro (12,3 tỷ USD) liên quan đến việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới.
Công việc này sẽ do Rosatom thực hiện và được tài trợ bằng khoản vay 10 tỷ euro (10,2 tỷ USD) từ một ngân hàng nhà nước Nga.
Thủ tướng Viktor Orban và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý về dự án vào năm 2014, nhưng nó đã vướng phải chỉ trích từ các nước phương Tây.
Song đến nay, Hungary đã thành công trong việc đạt thỏa thuận miễn trừng phạt ở lĩnh vực năng lượng hạt nhân, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Chuyến đi của Ngoại trưởng Hungary là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngoại giao và thương mại của Hungary với Nga vẫn bền chặt, điều khiến một số nhà lãnh đạo châu Âu cảm thấy ái ngại khi cuộc chiến ở Ukraine đã trải qua gần 9 tháng.
Chính phủ Hungary dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Viktor Orban đang theo đuổi các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ với Moscow, đồng thời tìm cách bảo vệ nguồn cung dầu và khí đốt của Nga trong khi các nước châu Âu khác đang nhắm đến việc cắt đứt nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga để trừng phạt điện Kremlin vì cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Orban, được coi là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại EU, đã vận động hành lang mạnh mẽ chống lại các biện pháp trừng phạt của EU đối với Moscow, cho rằng chúng đã dẫn đến giá năng lượng tăng vọt đang gây tổn hại cho các nền kinh tế châu Âu nhiều hơn là Nga.
Xem thêm >> Ba Lan hủy án phạt hơn 6,3 tỷ USD với ‘ông lớn’ năng lượng Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.