Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 23/3, con tàu Ever Given của Tập đoàn Evergreen bị kẹt tại kênh đào Suez và chắn ngang con kênh này gây nên sự cố tắc nghẽn hàng hải trong gần 1 tuần. Thiệt hại của vụ việc ước tính lên tới 7 tỷ bảng Anh (9,6 tỷ USD) mỗi ngày đối với gần 500 tàu bị mắc kẹt ở 2 đầu kênh và 10,9 triệu bảng Anh (15 triệu USD) đối với con kênh.
Tới ngày 29/3, con tàu đã được "giải cứu" thành công sau nỗ lực đào sâu tới 27.000m2 đất vào phía bờ kênh và các thuyền bị kẹt đã được sắp xếp để trở lại lộ trình di chuyển.
Sau sự cố, loạt câu hỏi xoay quanh việc ai phải chịu trách nhiệm tài chính liên tục được đặt ra. Một cuộc điều tra để xác định nguyên nhân của vụ kẹt tàu đã được tiến hành trong ngày 30/3.
"Cuộc điều tra nhằm xác định những người chịu trách nhiệm cho vụ việc và chỉ rõ các bên sẽ trả tiền bồi thường. Kênh đào Suez không có lỗi trong vụ tai nạn mà là bên bị ảnh hưởng", ông Osama Rabie, người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA), nêu rõ.
Trong khi chủ sở hữu của các container, chủ sở hữu con tàu Ever Given cũng như các tàu bị ảnh hưởng khác đều đang được công ty bảo hiểm xem xét chi trả, kênh đào Suez vẫn chưa tìm được người sẽ chịu trách nhiệm cho chính nó.
Nhà điều hành kỹ thuật của tàu Ever Given, Bernhard Schulte Shipmanagement (BSM) đã nhiều lần khẳng định vụ va chạm là do gió mạnh: "Các cuộc điều tra ban đầu đã loại trừ bất kỳ lỗi cơ khí hoặc động cơ nào là nguyên nhân của sự việc. Các nhà quan sát cũng đã chỉ ra 'hiệu ứng cánh buồm', do các thùng container chất cao trên tàu khiến nó bị gió đẩy đi mà không thể kiểm soát được".
Tuy nhiên, các quy tắc của SCA nêu rõ rằng con tàu phải chịu “hoàn toàn chịu trách nhiệm” về bất kỳ thiệt hại nào, trừ khi người điều hành tàu có thể chứng minh sự việc xảy ra là tai nạn ngoài ý muốn.
Ông Sal Mercogliano, một cựu thương gia hàng hải, nhà sử học hàng hải, đồng thời là phó giáo sư tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina, cho biết: "Nếu đó là lỗi do máy móc hoặc người điều khiển, hiển nhiên là BSM phải chịu trách nhiệm. Nếu có nguy hiểm do thời tiết, những người lái tàu không nên đưa Ever Given vào kênh".
Được biết, dự báo thời tiết hôm 23/3 cho thấy một cơn gió với tốc độ hơn 40km/h cuốn theo cát đã thổi qua phía bắc Ai Cập. Theo các nhà khoa học, những cơn gió mạnh như vậy xảy ra không thường xuyên, chỉ vài năm một lần. Trước khi Ever Given bắt đầu tiến vào, một thuyền trước đó đã huỷ lộ trình qua con kênh do gió mạnh, hai tàu trước đó đều yêu cầu có thuyền kéo hỗ trợ của SCA.
Ông Jamil Sayegh, một cựu thủy thủ hiện làm việc cho cơ quan của Lloyd’s ở Beirut cho biết thuyền trưởng của con tàu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu bị phát hiện là đã không cẩn thận trong quá trình đưa Ever Given qua kênh Suez.
Theo ông James Davey, người đang làm việc tại Viện Luật Hàng hải của Đại học Southampton, có năm lĩnh vực kiện tụng tiềm ẩn của vụ việc này bao gồm thiệt hại của con tàu, thiệt hại của hàng chục container trên đó, chi phí của việc giải cứu con tàu, thiệt hại tài chính của SCA và chính con kênh, tổn thất của các tàu khác bị chậm trễ lịch trình.
Do đó, tương lai của Ever Given cũng như kênh đào Suez sẽ chìm trong cuộc chiến pháp lý chồng chéo phức tạp với hàng chục tỷ USD và hàng năm trời kiện tụng. Fitch Ratings gọi đây là một “sự kiện thua lỗ lớn đối với ngành tái bảo hiểm”.
Xem thêm >> Kênh đào Suez: Chủ sở hữu Ever Given có thể phải bồi thường hơn 3 tỷ USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.