Khai mở 'đế chế' hàng hiệu Tam Sơn của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nhung

Linh Lang - 31/07/2024 17:21 (GMT+7)

(VNF) - Với hàng trăm cửa hàng kinh doanh và trưng bày sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, Tam Sơn trở thành một 'đế chế' trong ngành hàng xa xỉ tại Việt Nam, doanh thu mỗi năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Mới đây, Vietdata - đơn vị chuyên tổng hợp, phân tích dữ liệu kinh tế tại Việt Nam đã đưa ra đánh giá xu hướng kinh doanh ảm đạm dựa trên kết quả kinh doanh 2023 của các công ty chuyên phân phối hàng hiệu tại Việt Nam.

Xu hướng kinh doanh ảm đạm này cũng được phản ánh rõ nét trên kết quả kinh doanh 2023 của công ty chuyên phân phối hàng hiệu tại Việt Nam. Hầu hết các công ty phân phối hàng xa xỉ tại Việt Nam đều ghi nhận sự giảm sút doanh số đáng kể trong năm 2023 (kể cả các công ty phân phối độc quyền và công ty phân phối đa thương hiệu).

Tuy nhiên, đánh giá của Vietdata ngoại trừ Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn - một đơn vị đại diện phân phối cho nhiều thương hiệu sản phẩm cao cấp tại Việt Nam. Bởi doanh nghiệp này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng trong năm 2023, với mức tăng 6,5%, củng cố vị thế “ông vua” của ngành.

Tam Sơn hiện là đại diện phân phối cho 31 thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Hermès, Bottega Veneta, Saint Laurent, Kenzo, Boss, Hugo, Marc Jacobs, Patek Philippe, Vacheron Constantin, Chopard, Bang & Olufsen, Bernardaud, Lalique, Rimowa, Alessi, Hanoia… với hệ thống 109 cửa hàng kinh doanh và trưng bày sản phẩm.

Tam Sơn hiện là đại diện phân phối cho hàng loạt thương hiệu quốc tế nổi tiếng.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn được thành lập vào tháng 10/2005, trụ sở hiện đóng tại tầng 3, số nhà 21, ngõ 2 phố Lê Văn Hưu, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Thời điểm thành lập, Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn có vốn điều lệ là 4 tỷ đồng. Danh sách cổ đông bao gồm: Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1964, quê ở Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) góp 3,6 tỷ đồng, nắm giữ 90% cổ phần; Nguyễn Thanh Phượng (quận 3, TP. HCM) góp 400 triệu đồng, nắm giữ 10% cổ phần còn lại.

Từ lúc thành lập, bà Nguyễn Thị Nhung ngoài việc nắm giữ lượng cổ phần chi phối, còn luôn giữ chức tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn.

Đến tháng 2/2018, Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn tăng vốn điều lệ lên thành 12 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của 2 cổ đông nêu trên không thay đổi, trong đó bà Nhung góp 10,8 tỷ và bà Phượng góp 1,2 tỷ.

Tháng 9/2022, Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn đột ngột nâng vốn điều lệ lên gấp 12 lần và đạt 144 tỷ đồng. Lúc này, bà Nguyễn Thị Nhung cũng thôi làm tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Thế chỗ bà Nhung là bà Đinh Mai Linh (sinh năm 1989, cùng địa chỉ với bà Nhung). Tổng số lao động theo đăng ký của doanh nghiệp ở thời điểm này là 5 người.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nhung.

Dữ liệu tài chính tính đến hết năm 2022, Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn ghi nhận doanh thu kỷ lục hơn 4.700 tỷ đồng, tăng 67% so với năm trước. Doanh nghiệp đạt lợi nhuận gần 850 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Công ty cổ phần Quốc Tế Tam Sơn đạt gần 3.600 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 2.300 tỷ đồng vào cuối năm.

Ngoài Tam Sơn, bà Nguyễn Thị Nhung cũng là 1 trong 3 thành viên (ông Đoàn Viết Đại Từ và ông Christian de Ruty) thành lập của Tập đoàn Openasia.

Lĩnh vực hoạt động ban đầu của Openasia là dịch vụ ngân hàng đầu tư và tư vấn tài chính. Tập đoàn này đã tư vấn cho hơn 600 khách hàng là các công ty trong nước và quốc tế.

Về sau, Openasia đã mở rộng chiến lược đầu tư, đẩy mạnh vào nhiều lĩnh vực khác nhau gồm phân phối hàng cao cấp, kinh doanh thiết bị hàng không, công nghệ, du lịch, thủ công mỹ nghệ, thẻ tiêu dùng thông minh và tư vấn đầu tư.

Mô hình kinh doanh của Openasia là nhập khẩu và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ chính hãng qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ cao cấp do chính họ đầu tư.

Ngoài kinh doanh hàng xa xỉ, Openasia Group còn lấn sân sang lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng khi sở hữu nhà hàng Press Club, thương hiệu khách sạn – nước khoáng Alba và du thuyền Emeraude Hạ Long.

Bên cạnh những lĩnh vực nêu trên, Openasia Group còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác như khai khoáng, xi măng, công nghệ thông tin, thủ công mỹ nghệ…

Cùng chuyên mục
Phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác, những công ty tài chính bị điểm tên

Phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác, những công ty tài chính bị điểm tên

(VNF) - Liên quan đến vi phạm quy định về phát tán tin nhắn và cuộc gọi rác, Cục An toàn thông tin đã lập hồ sơ để xử lý một số công ty tài chính vi phạm.

Gosu Corp: Kinh doanh game doanh thu trăm tỷ nhưng lỗ nhiều hơn lãi

Gosu Corp: Kinh doanh game doanh thu trăm tỷ nhưng lỗ nhiều hơn lãi

(VNF) - Công ty cổ phần trực tuyến Gosu được biết đến là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Mặc dù liên tục mở rộng quy mô thế nhưng hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan khi năm 2023 doanh nghiệp này báo lỗ 17,7 tỷ đồng.

Đà Nẵng: Tranh làm chủ đầu tư dự án, UBND huyện Hòa Vang bị đề nghị kiểm điểm

Đà Nẵng: Tranh làm chủ đầu tư dự án, UBND huyện Hòa Vang bị đề nghị kiểm điểm

(VNF) - Một số dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố phân cấp cho UBND huyện Hoà Vang nhưng không được giao cho Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư mà UBND huyện trực tiếp làm là chưa phù hợp.

Viễn thông ANSV: Nhà thầu nghìn tỷ, bị truy thu 2,1 tỷ tiền thuế

Viễn thông ANSV: Nhà thầu nghìn tỷ, bị truy thu 2,1 tỷ tiền thuế

(VNF) - Công ty Thiết bị Viễn thông ANSV là nhà thầucó doanh thu nghìn tỷ nhờ trúng nhiều gói thầu lớn. Viễn thông ANSV vừa bị truy thu 2,1 tỷ đồng tiền thuế do loạt sai sót trong kê khai

Chứng khoán châu Á ‘căng thẳng’ trước quyết định quan trọng của Fed

Chứng khoán châu Á ‘căng thẳng’ trước quyết định quan trọng của Fed

(VNF) - Chứng khoán châu Á có khởi đầu thận trọng trong ngày 16/9, ngày đầu tiên của một tuần gần như chắc chắn sẽ chứng kiến sự khởi đầu của chu kỳ nới lỏng lãi suất của Mỹ. Các ngân hàng trung ương ở Nhật Bản và Anh cũng họp trong tuần này, cả hai đều dự kiến sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại.

Tăng vốn - bài toán ‘cân não’ của công ty chứng khoán nội

Tăng vốn - bài toán ‘cân não’ của công ty chứng khoán nội

(VNF) - Tình trạng tăng cường vay nợ để đáp ứng nhu cầu phát triển không thể kéo dài, nhất là khi xét bình quân, nợ vay đã vượt đáng kể vốn chủ sở hữu, trong bối cảnh một “chân trời mới” đang dần mở ra với các công ty chứng khoán.

Xoay trục sang đồng nhân dân tệ, Nga đang dần 'vỡ mộng'?

Xoay trục sang đồng nhân dân tệ, Nga đang dần 'vỡ mộng'?

(VNF) - Sự xoay trục của Nga sang Trung Quốc đã gặp phải nhiều trở ngại trong năm nay khi các ngân hàng Trung Quốc đang từ chối các giao dịch thanh toán với doanh nghiệp Nga, buộc Moscow phải tăng phí chuyển tiền bằng đồng nhân dân tệ.

Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ

(VNF) - Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".

Cuộc khủng hoảng deepfake tại Hàn Quốc: Nội dung khiêu dâm 'lan tràn' trên Telegram

Cuộc khủng hoảng deepfake tại Hàn Quốc: Nội dung khiêu dâm 'lan tràn' trên Telegram

(VNF) - Tại Hàn Quốc, việc những hình ảnh khiêu dâm được tạo ra bởi deepfake lan tràn trên mạng xã hội, tạo ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng.

Ngắm cao tốc 10.000 tỷ đẹp như dải lụa 'vắt' qua Quảng Bình

Ngắm cao tốc 10.000 tỷ đẹp như dải lụa 'vắt' qua Quảng Bình

(VNF) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình có tổng chiều dài 126,4 km, trải trên 6 huyện, thị xã, thành phố với ba dự án thành phần là Vũng Áng - Bùng (dài khoảng 43km), Bùng - Vạn Ninh (khoảng 50 km) và Vạn Ninh - Cam Lộ (dài 33,5km), trên toàn tuyến có 8 nút giao.