Kiểm soát giá cả là gì?

Thanh Hằng - 31/07/2018 22:24 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Kiểm soát giá cả (price controls) là gì?

VNF
Kiểm soát giá cả (price controls) Khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ quy định giá tối đa hay tối thiểu cho hàng hóa và dịch vụ.

Kiểm soát giá cả (price controls) là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ quy định giá tối đa hay tối thiểu cho hàng hóa và dịch vụ. Giá cả có thể được chính phủ quy định ở trên hay dưới mức làm cân bằng thị trường, tùy thuộc vào mục tiêu mà chính phủ theo đuổi. Chằng hạn, chính phủ muốn giữ cho mức giá các hàng hóa thiết yếu ở mức thấp để hỗ trợ cho người nghèo hay giữ cho giá cả cao để đảm bảo mức thu nhập thỏa đáng cho người sản xuất. Đôi khi chính phủ kiểm soát hầu hết các loại giá cả nhằm ngăn chặn đà gia tăng của lạm phát.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)              

Như một biện pháp của chính phủ, các biện pháp kiểm soát giá có thể đã được ban hành với mục đích tốt, nhưng trong thực tế, chúng có thể không có tác dụng. Không có nỗ lực để kiểm soát giá nào có thể vượt qua các sức ép của cung và cầu trong bất kỳ một khoảng thời gian đáng kể.

Khi giá được thiết lập trong một thị trường tự do, giá thay đổi để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên, khi chính phủ áp đặt các biện pháp kiểm soát giá - chính vì nó từ chối chấp nhận giá cân bằng thị trường tự do - thì hậu quả không thể tránh khỏi là tạo ra nhu cầu dư thừa trong trường hợp giá trần hoặc nguồn cung dư thừa trong trường hợp giá sàn.

Việc kiểm soát giá xăng của thập niên 1970 là một ví dụ điển hình. Không có nỗ lực nào của chính phủ để tăng giá xăng có thể thay đổi thực tế là các nhà sản xuất xăng chỉ sẵn sàng bán một nguồn cung cấp xăng rất hạn chế với mức giá do chính phủ quy định. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về xăng.

 

Cùng chuyên mục
Tin khác