Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Hiệu quả thấp
Kể từ khi thành lập đến nay, 13 khu kinh tế (KKT) ven biển trên cả nước (gồm Đình Vũ - Cát Hải, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Đồn, Định An, Chân Mây - Lăng Cô, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An, Dung Quất...) hầu hết chưa đạt mục tiêu đặt ra trong đề án thành lập. Theo số liệu mới nhất của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), đến hết năm 2017, một số chỉ tiêu hoạt động của KKT ven biển rất thấp. Nộp ngân sách nhà nước đạt 1,98 tỷ USD, đạt 24,7% đề án. KKT ven biển giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho gần 173.000 lao động, đạt 22%; kim ngạch xuất khẩu đạt 72% của đề án.
Nhiều tồn tại, bất cập khiến KKT ven biển khó thu hút đầu tư. Trong ảnh, KKT ven biển Vũng Áng
KKT ven biển khó thu hút đầu tư. KKT Năm Căn (Cà Mau), chỉ thu hút đầu tư được 405 tỷ đồng, so với mục tiêu trong đề án thành lập chỉ bằng 0,2%. Thu ngân sách từ năm 2015 - 2017 đạt 1,032 tỷ đồng, bằng 0,05% so với đề án thành lập.“Từ năm 2013 - 2017, KKT Năm Căn chỉ thu hút được 237 lao động, bằng 1,18% so với đề án thành lập. Kể từ khi thành lập đến năm 2017, KKT chưa có hàng hoá xuất khẩu”, KTNN cho biết.
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, hoạt động của KKT ven biển chưa hiệu quả một phần do quy hoạch mang tính cục bộ. Một số dự án không còn phù hợp quy hoạch, nhiều dự án chậm tiến độ, do đó tỉ lệ lấp đầy của các KKT thấp. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, chưa huy động được nhiều từ các nguồn lực xã hội.
Ưu đãi chưa hấp dẫn
Sự èo uột của các KKT ven biển được cho là do chính sách ưu đãi đầu tư cho các KKTchưa hấp dẫn. Dù được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tín dụng đầu tư nhưng đều nằm trong khung pháp luật chung cho phép đối với các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài KKT, chưa phù hợp đặc thù của từng địa phương.
Theo ông Trần Vĩnh Hoàn, Phó Trưởng Ban quản lý KKT Hải Phòng, nguyên nhân của việc khó thu hút đầu tư là ưu đãi của KKT hiện không còn hấp dẫn. Ông Hoàn lấy ví dụ, trước đây, DN trong KKT được giảm thuế thu nhập cá nhân nhưng đến nay không còn áp dụng.
“Người lao động của DN trong KKT thường có mức lương cao, nhất là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trước đây, họ được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân nhưng đến nay chính sách này không còn. Điều này khiến DN FDI kiến nghị rất nhiều và gián tiếp khiến DN ít mặn mà khi lựa chọn đầu tư vào KKT”, ông Hoàn cho biết.
Ngoài ra, các quy định, thủ tục với nhà đầu tư vào KKT chưa ưu đãi so với DN đầu tư bên ngoài. Như thời gian lựa chọn nhà đầu tư, trình tự kéo dài, nhiều bước lên tới 588 ngày, gây tốn kém, mất chi phí, cơ hội của nhà đầu tư. Thủ tục đầu tư tại KKT dù tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận theo hướng một cửa nhưng chưa có sự đột phá.
Ban quản lý KKT là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước tại KKT nhưng thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ chuyên ngành về xây dựng, môi trường, đất đai... trong KKT của ban quản lý chưa rõ ràng.
“Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong KKT, ban quản lý không thể tự tiến hành thanh tra, xử phạt mà chỉ phối hợp với bộ phận thanh tra chuyên ngành triển khai. Do đó, các vi phạm không được xử lý kịp thời”, Bộ KH&ĐT nêu ra vướng mắc.
Ông Hoàn lấy dẫn chứng về trường hợp tại KKT Đình Vũ - Cát Hải, 2 doanh nghiệp Minh Phương và Trường Xuân thỏa thuận về vị trí để bãi gỗ ở khu vực cây xanh. Theo quy định, doanh nghiệp sai nhưng ban quản lý không có chức năng thanh tra, xử phạt mà chỉ gửi kiến nghị đến DN và cơ quan liên quan phối hợp xử lý.
Để giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho KKT ven biển phát triển, tại báo cáo kiểm toán chuyên đề đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư KKT ven biển, KTNN đề nghị: Bộ KH&ĐT nghiên cứu, đánh giá mô hình KKT ven biển để báo cáo Thủ tướng, nhằm đưa ra giải pháp đạt mục tiêu hoặc điều chỉnh mục tiêu đề án đã phê duyệt.
Tính đến hết 2017, KKT Năm Căn (Cà Mau) chỉ thu hút đầu tư được 405 tỷ đồng, so với mục tiêu trong đề án thành lập chỉ bằng 0,2%. Thu ngân sách từ năm 2015 - 2017 đạt 1,032 tỷ đồng, bằng 0,05% so với đề án thành lập. KKT này cũng chưa có hàng hóa xuất khẩu. |
Xem thêm: Ngân hàng quốc doanh sắp trở lại thời kỳ hoàng kim về lợi nhuận?
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.