Landmark 72: Số phận long đong của tòa nhà cao nhất Hà Nội

Minh Anh - 23/09/2024 15:40 (GMT+7)

(VNF) - Landmark 72 - tòa tháp cao nhất nhì Việt Nam và cao nhất Thủ đô - có số phận khá long đong khi liên tục bị sang tên, đổi chủ.

Tòa nhà cao nhất Thủ đô, vị trí đắc địa

Truyền thông Hàn Quốc thông tin, tập đoàn đầu tư toàn cầu AON đang muốn bán toàn bộ cổ phần của mình tại Landmark 72 với giá hơn 1.000 tỷ won (749,5 triệu USD). Công ty này đang đàm phán với những người đấu thầu tiềm năng để bán toàn bộ cổ phần trong bất động sản này.

Một số công ty quản lý quỹ bất động sản và cơ sở hạ tầng lớn đang cân nhắc mua lại tòa nhà chọc trời này. Trong số đó, công ty chứng khoán Mirae Asset của Hàn Quốc cũng xem xét việc chuyển thành cổ đông.

Mirae Asset cũng từng tham gia vào thương vụ mua Landmark 72 vào năm 2015 khi mua lại khoản nợ 300 tỷ won và 100 tỷ won trái phiếu chuyển đổi (CBs) liên quan đến dự án này. Sau đó, khoản nợ 300 tỷ won đã được bán nhưng Mirae Asset vẫn đang nắm giữ trái phiếu trị giá 100 tỷ won. Mirae Asset đang cân nhắc chuyển đổi số trái phiếu này thành cổ phiếu phổ thông.

Landmark 72 (nằm trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một khu văn phòng phức hợp bao gồm khách sạn, văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại. Tổng vốn đầu tư cho dự án lên đến 1,05 tỷ USD do Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư và được hoàn thành vào năm 2011.

Tòa nhà này được thiết kế dạng tòa tháp hiện đại, sang trọng với tổng diện tích lên tới 300.000m2. Đây là công trình xây dựng được phê duyệt đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.

Vào thời điểm đó, Landmark 72 đã soán ngôi của Bitexco Financial Tower và đạt danh hiệu kép “tòa nhà cao nhất Việt Nam và tòa nhà cao nhất Hà Nội).

Khu phức hợp ba tòa nhà Landmark 72

Trước khi tòa nhà Landmark 81 của Vingroup cao 81 tầng với chiều cao 461m được hoàn thành vào năm 2018, Landmark 72 từng là tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam.

Bất động sản này bao gồm một tòa tháp tổng hợp 72 tầng với chiều cao 350m và hai tòa tháp đôi 48 tầng dành cho nhà ở có chiều cao 212m.

Bên trong tòa tháp này có khách sạn Intercontinental, tọa lạc từ tầng 62 đến 70, được khai trương vào tháng 9/2017. Khách sạn này còn có hội trường lớn với sức chứa hơn 2.000 người, khu tổ chức sự kiện ngoài trời, bể bơi và quầy bar ngoài trời. Với độ cao 350m, khách tham quan có thể ngắm bức tranh toàn cảnh Hà Nội tại đài quan sát trên tầng 72.

Tòa nhà Landmark 72 nằm ở vị trí đắc địa với 2 mặt tiền là 2 tuyến đường lớn: đường Dương Đình Nghệ và đường Phạm Hùng lại nằm ngay ngã tư Dương Đình Nghệ - Phạm Hùng - Mễ Trì. Đây là một trong những trục giao thông trọng điểm của khu vực phía Tây Thủ Đô. Tòa nhà Keangnam Hanoi được thừa hưởng rất nhiều ưu thế đặc biệt về mặt vị trí, giao thông và kết nối.

Do đó, Landmark 72 có giá thuê văn phòng đắt đỏ, lên tới 36 USD/m2/tháng, chưa bao gồm phí dịch vụ 6,8 USD/m2. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ lấp đầy của tòa nhà đạt 98%.

Số phận long đong

Nhưng chỉ 4 năm sau khánh thành, tòa nhà của của ông lớn xây dựng Hàn Keangnam Enterprise tại Việt Nam đã bị sang tên, đổi chủ.

Keangnam Enterprises bắt đầu vào Việt Nam từ năm 2007 trong bối cảnh "đế chế" này đã đi qua thời kỳ hoàng kim từ lâu.

Theo cáo buộc của Viện kiểm sát Hàn Quốc, trong thời gian 2006-2013, cố Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-jong bị nghi ngờ đã gây ảnh hưởng với chính quyền và chỉnh sửa sổ sách công ty để được vay nợ 80 tỷ won (khoảng 74 triệu USD) từ ngân sách của chính phủ nước này nhằm có vốn thực hiện các dự án bất động sản ở nước ngoài. Đây cũng là giai đoạn Keangnam Enterprises tập trung cho dự án tại Hà Nội.

Một nhà hàng bên trong tòa nhà Landmark 72

Landmark 72 được đánh giá là tham vọng liều lĩnh của cố Chủ tịch Sung Wan-jong. Để thực hiện được dự án, Keangnam đã đặt cược số phận của chính mình.

Keangnam đã vay tới gần 50% vốn đầu tư công trình. Sự liều lĩnh này khởi đầu hàng loạt rắc rối của ông lớn ngành xây dựng Hàn tại Việt Nam.

Để theo đuổi và hiện thực hóa tham vọng xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 72, Keangnam đã huy động khoản vay tới 530 tỷ won trên tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ won từ các ngân hàng lớn tại Hàn Quốc là Shinhan Bank, Korea Eximbank, Woori Bank và Ngân hàng Nông nghiệp. Giới chuyên gia nhận định, khoản nợ quá lớn trên đã khiến công ty này gặp vấn đề nghiêm trọng về cân đối tài chính.

Suốt quá trình xây dựng và điều hành Landmark 72, Keangnam liên tiếp vướng phải những rắc rối lớn về sai phạm an toàn xây dựng, vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Bên cạnh đó là không ít vướng mắc chưa thể tháo gỡ với cư dân hai tòa chung cư cao cấp 48 tầng về vấn đề ăn gian diện tích xây dựng, giá và chất lượng dịch vụ...

Do ngập trong nợ nần, Keangnam buộc phải chọn cách “tự bán mình” để thoát ra khỏi những khoản nợ. Keangnam đã phải rao bán một loạt các dự án xây dựng tại nước ngoài và cả Landmark 72 tại Việt Nam, công trình mà cố Chủ tịch Sung Wan-Jong đặt nhiều hy vọng.

Đầu tháng 5/2015, một tờ báo của Hàn Quốc cho biết Landmark 72 được Tòa án Hàn Quốc, thông qua công ty quản lý bất động sản Colliers International, rao bán ở mức 830 tỷ won.

Nhiều ông lớn thế giới lúc đó sốt sắng nhảy vào cuộc đua thâu tóm tòa nhà Landmark 72. Vượt qua Goldman Sachs (Mỹ) và Công ty đầu tư quốc gia Qatar Investment Authority (QIA), AON đã thành công trong việc mua tòa nhà Landmark 72 với giá 454 tỷ won (khoảng 8.383 tỷ đồng theo tỷ giá hiện nay) từ Keangnam Enterprises và trở thành chủ nhân mới của Landmark 72 từ hồi tháng 12/2015.

Và giờ đây, tòa nhà Landmark 72 đang đối diện với nguy cơ đổi chủ một lần nữa.

Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 ở Hà Nội, giá 750 triệu USD

Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 ở Hà Nội, giá 750 triệu USD

Đầu tư
(VNF) - Theo truyền thông Hàn Quốc, Tập đoàn đầu tư toàn cầu AON đang rao bán tòa Landmark 72 tại Việt Nam với định giá hơn 1.000 tỷ won.
Cùng chuyên mục
Cơn sốt 'Cám': Phim kinh dị thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày

Cơn sốt 'Cám': Phim kinh dị thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày

(VNF) - Bộ phim kinh dị 'Cám' lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám, đã đạt doanh thu ấn tượng 50 tỷ đồng chỉ sau 3 ngày ra mắt.

Tài sản tan ra biển, sổ đỏ cắm ngân hàng, chỉ còn gánh nợ nghìn tỷ

Tài sản tan ra biển, sổ đỏ cắm ngân hàng, chỉ còn gánh nợ nghìn tỷ

(VNF) - Cơn bão số 3 quét qua khiến hàng ngàn tỷ đồng tài sản của người dân nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh bị xoá sổ. Giờ đây thứ còn tồn tại duy nhất là gánh nợ hàng ngàn tỷ đồng với ngân hàng. Điều người dân mong muốn thời điểm này là có thêm vốn để sớm khôi phục sản xuất

Hai con trai Chủ tịch Nam Long dự chi hơn 80 tỷ, mua gom cổ phiếu NLG

Hai con trai Chủ tịch Nam Long dự chi hơn 80 tỷ, mua gom cổ phiếu NLG

(VNF) - Nếu hai con trai ông Nguyễn Xuân Quang gom thành công 2 triệu cổ phiếu NLG, tỷ lệ sở hữu của gia đình Chủ tịch Nam Long sẽ nâng lên mức 11,56%.

Hà Nội sắp đón nguồn hàng hơn 13.000 căn hộ mới

Hà Nội sắp đón nguồn hàng hơn 13.000 căn hộ mới

(VNF) - Theo Indochina Capital, phân khúc căn hộ trung cấp vẫn đóng góp tỷ trọng đáng kể vào nguồn cung, dự báo cung cấp ra thị trường 13.460 căn hộ tại Hà Nội vào những tháng cuối năm 2024.

Các Tổng giám đốc ký phát hành trái phiếu 'khống' theo chỉ đạo Trương Mỹ Lan

Các Tổng giám đốc ký phát hành trái phiếu 'khống' theo chỉ đạo Trương Mỹ Lan

(VNF) - Ngày 23/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Vicoland của đại gia Bùi Đức Long: Ông lớn BĐS bỏ trăm tỷ kinh doanh cầm đồ

Vicoland của đại gia Bùi Đức Long: Ông lớn BĐS bỏ trăm tỷ kinh doanh cầm đồ

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland hiện có vốn điều lệ đạt 1.200 tỷ đồng. Trong đó, ông Bùi Đức Long đang góp vốn 483 tỷ đồng.

PGBank bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới

PGBank bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới

(VNF) - Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã chính thức trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương vào vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

TP.HCM: Cựu Giám đốc Sở NN&PTNT đối mặt án phạt 20 năm tù

TP.HCM: Cựu Giám đốc Sở NN&PTNT đối mặt án phạt 20 năm tù

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án hình sự và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 13 bị can trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP. HCM, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật T.S.T, Sở Kế hoạch- Đầu tư TP. HCM và các đơn vị liên quan.

Tiền từ Trung Quốc dồn sang ASEAN, Việt Nam trước cơ hội chưa từng có

Tiền từ Trung Quốc dồn sang ASEAN, Việt Nam trước cơ hội chưa từng có

(VNF) - Theo fDi Markets, Trung Quốc đang tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Trong năm ngoái, 1/3 FDI sản xuất năm ngoái của khu vực này đến từ Trung Quốc, nhiều hơn gấp ba lần so với đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.