Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2018, Bệnh viện Tâm thần với quy mô 150 giường (giai đoạn 1) tại Thị xã Tân Uyên - Bình Dương được giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA) tỉnh làm chủ đầu tư với kỳ vọng giải quyết tình trạng quá tải của Bệnh viện đa khoa tỉnh, đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực. Tuy nhiên quá trình bàn giao cho đơn vị sử dụng kéo dài; dù nhiều hạng mục hư hỏng và đã kết thúc thời hạn bảo hành, công trình mới hoàn thành bàn giao.
Hiện nay, BQLDA đã đề nghị Sở Tài chính tỉnh quyết toán giai đoạn 1 số tiền hơn 110 tỷ đồng.
Toàn cảnh Bệnh viện Tâm thần Bình Dương
Dự án đã bị Kiểm toán Nhà nước khu vực IV nêu ra tại các cuộc thanh tra, kiểm toán; trong đó có những vi phạm đáng lưu ý như: dự án dù đã hoàn thành từ tháng 6/2018 nhưng chậm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng làm hiệu quả đầu tư công thấp; bệnh viện chuyên khoa phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tâm thần, phải chuyển đổi công năng, mục đích, đối tượng khám chữa bệnh dẫn đến các dự án không đảm bảo mục tiêu ban đầu.
Dự toán của dự án được lập với nhiều đơn giá không có trong thông báo giá, không có trong chứng thư thẩm định giá nhưng tài liệu do đơn vị tư vấn thu thập để các định giá thị trường không đầy đủ, thiếu căn cứ để xác định giá; áp dụng đơn giá Euro Window, biện pháp thi công copha không kinh tế làm tăng giá trị dự toán; nghiệm thu, thanh toán, thiếu hồ sơ thủ tục; thi công không đúng thiết kế; điều chỉnh thương hiệu, chất lượng thiết bị, vật liệu gia công, lắp đặt vào công trình nhưng không thương thảo lại giá để giảm chi phí đầu tư dự án dẫn đến việc thực hiện không đảm bảo tính kinh tế.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý số tiền thực hiện sai quy định hơn 15 tỷ đồng.
Năm 2018, bệnh viện Tâm thần tỉnh Bình Dương hoàn thành xây dựng nhưng vẫn không được đưa vào sử dụng, để hoang hóa. Đến giữa năm 2020, khi các cơ quan thông tấn báo chí phản ánh, BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh mới thực hiện thực hiện bàn giao cho Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận.
Đại diện Sở y tế tỉnh Bình Dương cho biết, do công trình có nhiều chỗ thấm dột, nền bong tróc, một số cánh cửa không sử dụng được nên phía bệnh viện chưa tiếp nhận toàn bộ công trình. Ngoài ra, chưa xây dựng các công trình như nhà giữ xe, nhà ăn, căn tin nên chưa thể đưa vào hoạt động. Sau đó. Bệnh viện Đa khoa tỉnh có tờ trình xin chủ trương đầu tư xây dựng một số công trình phụ trợ tại đây, tuy nhiên các công trình vẫn chưa được triển khai.
Tháng 11/2020, khi làn sóng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Bình Dương, bệnh viện được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, điều trị bệnh nhân Covid-19 cho đến nay.
Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tỉnh Bình Dương khởi công năm 2015, từ đó đến nay sau 7 năm vẫn chưa được đưa vào sử dụng đúng như chức năng của nó, vừa gây lãng phí ngân sách vừa góp phần gây áp lực lớn lên ngành y tế của tỉnh, gây bức xúc trong dư luận.
Tại một hội thảo bàn về vấn đề vấn đề đầu tư công, GS. Nguyễn Kế Tuấn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, với tư cách một công dân, một cử tri, đối tượng được thụ hưởng trực tiếp từ đầu tư công và cũng phải chịu hệ lụy tiêu cực của nó, thì người dân không quan tâm tốc độ giải ngân nhanh hay chậm, nhiều hay ít mà quan tâm hiệu quả nó mang lại như thế nào. Đây mới là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.
"Nên xác định và xử lý nghiêm trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong từng khâu của đầu tư công", ông Tuấn nói thêm.
Ngày 22/7, triển khai chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”, đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Dương. Tại buổi giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Phó trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội đã yêu cầu tình Bình Dương làm rõ nguyên nhân các dự án đã triển khai, hoạt động nhưng đang bỏ hoang, trong đó có Bệnh viện Tâm thần tại thị xã Tân Uyên. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.