Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Bộ GTVT, kinh phí nghiên cứu tiền khả thi dự án sẽ được thanh toán theo kế hoạch vốn hàng năm, thời gian thực hiện từ 2021 đến 2022.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận sẽ phối hợp với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đơn vị đang quản lý đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đề xuất cơ chế đầu tư phù hợp quy định.
Trước đó, vào tháng 10/2020, Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long - CIPM Cửu Long (tiền thân của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận) đã trình Bộ GTVT phương án đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Việc mở rộng tuyến đường nhằm giải quyết ùn tắc và đáp ứng nhu cầu phương tiện tăng trên tuyến này, đặc biệt là khi cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đi vào khai thác.
Đoạn mở rộng được đề xuất dài 24km trong tổng 55km toàn tuyến. Điểm đầu từ cầu Bà Dạt (quận 2, TP. HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, Đồng Nai) sẽ thực hiện mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe. Phần còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây, dài 31km giữ nguyên quy mô như hiện tại.
Ngoài ra, các nút giao trên tuyến như: An Phú, vành đai 3, quốc lộ 51 cũng sẽ được nghiên cứu kết nối đồng bộ với mở rộng cao tốc.
Tổng kinh phí mở rộng cao tốc dự kiến khoảng 9.976 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 300 tỷ đồng.
Thông xe đầu năm 2015 với tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng giai đoạn một, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi từ TP HCM tới Vũng Tàu so với trước. Tuyến đường thiết kế cho xe chạy tốc độ cao nhất 120 km/h, thấp nhất 80 km/h.
Tuy nhiên, sau nhiều năm đi vào khai thác, tuyến cao tốc này hiện đang rơi vào tình trạng quá tải. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đầu tư mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe như hiện tại lên 10-12 làn xe theo quy hoạch đã được duyệt trước đây. Sau đó, Bộ GTVT đã giao cho CIPM Cửu Long thực hiện nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đường cao tốc TP. HCM- Long Thành- Dầu Giây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.