Tài chính quốc tế

Lo Nga cắt nguồn cung khí đốt khiến châu Âu ‘khốn đốn’, Mỹ ra tay tương trợ

(VNF) - Sau quá trình làm việc với các nhà cung cấp khí đốt toàn cầu, các quan chức Mỹ tự tin rằng châu Âu sẽ vượt qua mùa đông và mùa xuân tới mà không bị thiếu nhiên liệu để sưởi ấm kể cả khi Nga cắt nguồn cung.

Lo Nga cắt nguồn cung khí đốt khiến châu Âu ‘khốn đốn’, Mỹ ra tay tương trợ

Ảnh minh họa.

Hãng tin Guardian của Anh mới đây dẫn lời của một quan chức Mỹ giấu tên cho biết chính phủ Mỹ đã thảo luận với một số công ty năng lượng quốc tế để lên kế hoạch khẩn cung cấp khí đốt cho châu Âu nếu xung đột giữa Nga và Ukraine gây gián đoạn nguồn cung.

Vị quan chức này này cũng tự tin rằng châu Âu sẽ không rơi vào cảnh đột nhiên thiếu nhiên liệu để sưởi ấm vào giữa mùa Đông.

Các quan chức Mỹ cho biết Nga đã hạn chế lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống có một phần qua lãnh thổ Ukraine từ 100m3/ngày xuống còn 50m3/ngày. Washington ước tính rằng tất cả số khí đốt này có thể được thay thế nhanh chóng nếu đường ống này ngưng hoạt động.

Động thái này được cho là nhằm nỗ lực triệt tiêu vũ khí kinh tế mạnh nhất của Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây leo thang vì vấn đề Ukraine.

Khoảng 1/3 lượng khí đốt mà Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng là do Nga cung cấp, và các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của Mỹ nếu xung đột xảy ra có thể gây xáo trộn nguồn cung đó.

Hiện tình trạng căng thẳng tại biên giới Nga-Ukraine đang leo thang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các quan chức cấp cao chính phủ Anh cho rằng Điện Kremlin có thể sẽ “vũ khí hóa” nguồn năng lượng tự nhiên bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Liên minh châu Âu (EU) vẫn phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp năng lượng từ Nga, cũng như nguyên liệu thô, bao gồm titan cho nhu cầu hàng không dân dụng, mà khách hàng chính là Tập đoàn Boeing của Mỹ.

Các quốc gia châu Âu khác như Thụy Điển và Phần Lan gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Hầu hết các nước EU cho đến nay đã thực hiện rất ít các biện pháp nhằm đa dạng hoá nguồn cung dầu và khí đốt, và do đó, EU khó áp đặt các biện pháp nhằm vào nền kinh tế Nga.

Theo Giám đốc năng lượng Robert Yawger của Ngân hàng Mizuho Securities (Nhật Bản), trong trường hợp chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng vốn là trụ cột kinh tế của Nga, giá nhiên liệu và khí đốt có nguy cơ tăng mạnh hơn nữa, qua đó khiến lạm phát "lên tầm cao mới".

Xem thêm >> Ông Biden đe dọa trừng phạt ông Puin nếu Nga tấn công Ukraine

Tin mới lên