Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) là khái niệm dùng để chỉ trường hợp một nước có khả năng sản xuất ra lượng sản phẩm lớn hơn các nước bằng lượng đầu vào tương tự. Để rõ ràng hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau:
Hai nước A và b sản xuất 2 loại hàng hóa X và Y bằng cùng một loại đầu vào L (lao động). Với cùng một lượng lao động như nhau, chẳng hạn 100 giờ công, A sản xuất được 2X và 3Y, trong khi B chỉ sản xuất được 1X và 2Y. Chúng ta có thể thấy ngay là trong tình huống này, A có hiệu quả cao hơn một cách tuyệt đối so với B, vì nó có thể sản xuất nhiều hơn ở cả 2 mặt hàng với lượng đầu vào như B.
Lợi thế so sánh (comparative advantage) là lợi thế của một nước thể hiện ở chỗ nó có thể sản xuất một hàng hóa nào đó với chi phí thấp hơn nước khác khi tham gia vào thương mại quốc tế. Các nhà kinh tế còn gọi lợi thế so sánh là nguyên tắc chi phí so sánh và dùng làm cơ sở để biện minh cho quá trình chuyên môn hóa giữa các quốc gia và tự do thương mại.
Người đầu tiên phát hiện ra lợi thế so sánh là Ricardo và đưa ra ví dụ như bảng dưới.
Bảng cho thấy Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai hàng hóa, vì lượng đầu vào (lao động) cần thiết để sản xuất cả hai hàng hóa đều thấp hơn ở Anh. Nhưng Bồ Đào Nha lại có lợi thế tương đối về chi phí trong sản xuất rượu nho vì tỷ lệ chi phí đó ở Bồ Đào Nha so với Anh là 80/120 thấp hơn tỷ lệ chi phí sản xuất quần áo là 90/100. Nếu Bồ Đào Nha chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh về chi phí của mình thì khi từ bỏ sản xuất một thước vải, nó có thể sản xuất 9/8 thùng rượu nho.
Ricardo giả định tỷ lệ trao đổi giữa vải và rượu nho sau khi có thương mại là 1;1 và nhận xét rằng Bồ Đào Nha có thể đổi 9/8 thùng rượu nho lất 9/8 mét vải, nếu Bồ Đào Nha sử dụng 90 giờ lao động để trực tiếp sản xuất vải, nó sẽ thu được 1 mét vải, nhưng sẽ thu được 9/8 mét vải nếu sản xuất gián tiếp bằng cách sản xuất rượu nho sau đó đổi lấy vải. Mặc dù kém Bồ Đào Nha cả về sản xyaast vải và rượu nho, nhưng Anh cũng được lợi từ thương mại: đối với mỗi thùng rượu nho mà Anh từ bỏ không sản xuất, nó có thêm 120 giờ lao động để sản xuất ra 6/5 mét vải và đổi được 6/5 thùng rượu nho.
Từ lập luận trên, Ricardo kết luận cả Bồ Đào Nha và Anh đều được lợi từ thương mại quốc tế, vì chuyên môn hóa làm tổng sản lượng của hai nước tăng lên. Chỉ khi một nước có ưu thế so với nước khác với tỷ lệ như nhay ở tất cả các loại hàng hóa thì mối lợi từ thương mại quốc tế mới bị loại trừ.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.