'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh Long An vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư giai đoạn 2 dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Theo UBND tỉnh Long An, dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương có chiều dài 61,9km, gồm 39,75km đường cao tốc (qua TP. HCM 1,15km; Long An 28,5km; Tiền Giang 10,1km) và các tuyến đường nối dài 22,1km với quy mô 8 làn xe cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp.
Quy mô đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe cơ giới và 2 làn dừng khẩn cấp, tổng mức đầu tư 9.844 tỷ đồng được thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước. Đến nay tuyến cao tốc này đã quá tải với lưu lượng xe tăng mạnh (hơn 50.000 lượt xe/ngày đêm).
Sau khi dừng thu phí (năm 2019), tuyến cao tốc cũng đang dần xuống cấp, năng lực thông hành không còn đảm bảo do nhu cầu vận tải lớn, tốc độ lưu thông hạn chế (60-70Km/h), thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông, không đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống cao tốc trong khu vực.
Đặc biệt, do tuyến chỉ mới đầu tư 4 làn xe cao tốc, không có 2 làn dừng khẩn cấp, tạo nút thắt cổ chai trong kết nối từ TP. HCM đến TP. Cần Thơ.
Ngoài ra, chủ trương của Chính phủ đẩy nhanh việc đầu tư hoàn thành các tuyến cao tốc như Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, An Hữu - Cao Lãnh… trong giai đoạn 2021-2025 thì áp lực giao thông đoạn đường này ngày càng lớn.
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi lưu lượng xe đoạn cao tốc TP. HCM - Trung Lương ngày tăng cao, sự kết nối liên vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM, nâng cao hiệu quả của tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu, UBND tỉnh Long An kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương giai đoạn 2.
Cụ thể, đoạn qua địa bàn tỉnh Long An đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp (đầu tư thêm 4 làn xe cao tốc); đầu tư nút giao tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức để đảm bảo tính kết nối, phát huy hiệu quả với đường Vành đai 3 chuẩn bị đầu tư, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đang đầu tư.
Long An cũng kiến nghị Thủ tướng nghiên cứu cho kết nối đường địa phương với đường cao tốc tại vị trí trạm dừng chân trên địa bàn huyện Thủ Thừa; nghiên cứu giải pháp đầu tư, chỉnh trang phạm vi nút giao thông của đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương rẽ vào TP. Tân An để đảm bảo mỹ quan khu vực đô thị, vệ sinh môi trường.
Về quỹ đất, UBND tỉnh Long An cho biết trước đây, theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Long An đã phối hợp, thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp hoàn chỉnh, thực tế có rào chắn bảo vệ và công tác quản lý quỹ đất đã được quan tâm, thực hiện tốt, sẵn sàng về mặt bằng để thi công dự án theo quy hoạch được duyệt.
Về nguồn vốn, UBND tỉnh Long An đề xuất Thủ tướng chấp thuận chủ trương thực hiện dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác, để hoàn thành trước năm 2025.
Trong trường hợp đầu tư dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP), UBND tỉnh Long An đề xuất cơ chế cho phép đấu thầu quyền thu phí trên tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương giai đoạn 1, để tạo nguồn vốn cho phần vốn góp từ ngân sách nhà nước tham gia giai đoạn 2 đảm bảo tỷ lệ theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Địa phương này cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2, để đảm bảo khai thác đồng bộ với tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương do hiện nay tuyến chỉ mới đầu tư 4 làn xe cao tốc, không có 2 làn dừng khẩn cấp; tạo nút thắt cổ chai trong kết nối từ TP. HCM đến TP. Cần Thơ.
Trong một diễn biến có liên quan, mới đây như VietnamFinance đã thông tin, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất đầu tư 2 dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2.
Cụ thể, đối với dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương giai đoạn 2, Đèo Cả đề xuất Thủ tướng Chính phủ thống nhất giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh Long An làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP), hình thức hợp đồng BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ).
Tổng mức đầu tư dự kiến theo tính toán của Đèo Cả là 5.355 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước khoảng 2.650 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 406 tỷ đồng và vốn huy động khác là khoảng 2.300 tỷ đồng.
Theo đề xuất của Đèo Cả, trước mắt ngân sách nhà nước sẽ không phải bỏ ra ngay mà sẽ trả chậm trong 10 năm (sau khi thu phí giai đoạn 1), nhà đầu tư sẽ huy động vốn tự có và các nguồn vốn khác để thực hiện.
Đối với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2, Đèo Cả đề xuất Thủ tướng Chính phủ thống nhất giao nhiệm vụ cho UBND tỉnh Tiền Giang làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP), hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Tổng mức đầu tư dự kiến theo đề xuất của Đèo Cả là 9.504 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước khoảng 4.700 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 720 tỷ đồng và vốn huy động khác khoảng 4.084 tỷ đồng.
Trước đó, liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco6) – Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons – Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt cũng có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương theo phương thức PPP.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.