Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhấn mạnh việc liên tục các doanh nhân bị khởi tố, bắt tạm giam cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn để bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và xã hội.
Trong thời gian qua, một số doanh nhân nổi tiếng như: ông Đỗ Anh Dũng, ông Trịnh Văn Quyết, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, bà Trương Mỹ Lan… đã lần lượt bị khởi tố, bắt tạm giam vì những cáo buộc vi phạm pháp luật. Dư luận đã bày tỏ sự ủng hộ rất lớn đối với quá trình làm trong sạch thị trường, lành mạnh các quan hệ đầu tư, củng cố sự vững mạnh của nền kinh tế, song cũng có những quan điểm lo ngại về tác động lớn của các sự việc. Xung quanh vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính có cuộc trao đổi với luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Chủ tịch VIAC:
Trước tiên, tôi cho rằng, ở thời điểm hiện tại, chưa nên khẳng định các doanh nhân này phạm tội, bởi họ mới bị khởi tố chứ chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết án họ phạm tội.
Về vấn đề các doanh nhân lớn lần lượt bị khởi tố, từ quan sát cá nhân, tôi thấy đây không phải là hiện tượng mới mà là một phần trong quá trình xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh kéo dài, liên tục trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, chính việc các doanh nghiệp này bị bắt lại cho thấy quá trình này không hề đơn giản mà còn tồn tại nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.
Theo đó, trước tiên, việc khởi tố và bắt tạm giam một số doanh nhân cho thấy các quy định liên quan đến Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015 về các tội phạm kinh tế đang được thực thi theo hướng rõ ràng hơn, minh bạch hơn và dễ đoán định hơn. Có được kết quả này là nhờ đã có những tiến bộ trong việc hoàn thiện khung pháp luật về các tôi danh kinh tế, tham nhũng nên đã hạn chế được khá nhiều các án oan sai đối với doanh nhân. Tuy nhiên, vấn đề mới đáng suy nghĩ trong câu chuyện lần này chính là các doanh nhân bị khởi tố ít nhiều đã có thương hiệu trên thị trường, thậm chí tên tuổi một vài doanh nhân khiến công chúng khó nghĩ đến pháp luật có thể “sờ” đến họ.
Ở khía cạnh tích cực, việc này cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư theo hướng an toàn, tích cực và đảm bảo hài hoà các lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, kể cả cổ đông thiểu số, nhà đầu tư không có điều kiện tiếp cận thông tin, người tiêu dùng, người gửi tiết kiệm nói riêng, xã hội, quốc gia nói chung. Ngoài ra, việc này còn cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật, những hành vi phạm pháp luật nghiệm trọng sẽ không có vùng trú ẩn an toàn, đó cũng là thông điệp “không có vùng cấm” trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng
Ở một góc nhìn khác, quá trình đấu tranh chống các tội phạm kinh tế bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Đó là sự “bắt tay”, “móc ngoặc” giữa doanh nhân với quan chức để thu lợi, làm giàu bất chính theo hướng “tư bản thân hữu”. Đó là hiệu quả của hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, hình sự kinh tế nói riêng đang có nhiều bất cập, nhất là hiệu quả của việc thi hành pháp luật còn thấp cũng như nhiều định chế thị trường còn nặng yếu tố hình thức, đối phó.
Như tôi đã nói, đây không phải là vấn đề mới, nhưng điều đáng quan ngại là việc khởi tố, bắt tạm giam các doanh nhân liên tiếp trong một thời gian ngắn đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và nếu không giải quyết một cách đồng bộ, kịp thời, nhất quán, toàn diện, nó có thể tạo nên hiệu ứng không tốt, ảnh hưởng tới đầu tư cũng như các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp, của người dân, người tiêu dùng.
Một số yếu tố thuân lợi có thể giúp giảm ảnh hưởng không tốt của hiện tượng này, đó là các chỉ số của nền kinh tế tương đối lạc quan. Ngoài ra, các doanh nghiệp có doanh nhân bị khởi tố gần đây cũng không phải là các doanh nghiệp dẫn đầu, có vị trí tập trung kinh tế, thống lĩnh thị trường trong các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm hay nắm giữ vị trí then chốt trong chuỗi giá trị, nên những tác động của việc khởi tố sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn với điều kiện, như tôi đã đề cập, đòi hỏi vai trò kiểm soát hiệu quả của nhà nước.
Tuy nhiên, như bất kỳ một vụ án hình sự kinh tế nào, việc khởi tố doanh nhân thường kèm theo nhiều hệ lụy dây chuyền vì liên quan đến thị trường, người góp vốn, người lao động, đối tác, người tiêu dùng. Cho nên, việc tách biệt vi phạm của doanh nhân và sự tồn tại của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp gia đình) để hạn chế tác hại của việc doanh nghiệp có doanh nhân vi phạm pháp luật nên là một ưu tiên cấp thiết trong hòan cảnh hiện nay.
Tư bản thân hữu, về bản chất, là doanh nhân không dám chấp nhận cạnh tranh, không dám đổi mới công nghệ mà chỉ chăm chăm mẹo mực xây dựng mối quan hệ với quan chức trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương để giành lợi thế, cơ hội đặc biệt về thông tin, giấy phép, tín dụng… trong các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, đầu tư công, đấu thầu, xây dựng, giao thông, vận tải… phớt lờ pháp luật cạnh tranh, pháp luật phòng chống tham nhũng, tạo thành nhóm lợi ích, ban đầu trong lĩnh vực kinh tế, sau đó lấn sang lĩnh vực chính sách và pháp luật, tiến tới thao túng bộ máy nhà nước, làm chệch hướng phát triển quốc gia ...
Tư bản thân hữu tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng như công ty gia đình quan chức, người nhà, người quen thân hữu của quan chức, góp vốn để trực tiếp nhận lợi nhuận từ kết quả “bắt tay”, “móc ngoặc”, “giao dịch ngầm” này hay gián tiếp thông qua các khoản lại quả, hoa hồng, lót tay.
Đặc điểm nền kinh tế của nước ta là nhà nước nắm giữ một nguồn lực rất lớn mà các quan chức lại quản lý các nguồn lực này. Vậy nên một khi quan chức bắt tay với doanh nhân, nguồn lực này sẽ rơi vào túi của các doanh nhân, quan chức mà họ không phải lao tâm khổ tứ trên thương trường, hoặc mất ăn mất ngủ do phải cạnh tranh, lo rủi ro các loại luôn rình rập… Đáng nói là quá trình “bắt tay, móc ngoặc” này càng ngày càng tinh vi hơn, khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cảm thấy thất vọng, bất an. Kết quả khảo sát môi trường kinh doanh qua PCI cho thấy rất rõ điều này. Không phải ngẫu nhiên mà trong giới doanh nghiệp vẫn truyền nhau câu nói khá mỉa mai “thị trường là quan hệ, công nghệ là phong bì”.
Có 2 giải pháp cho vấn đề này:
Giải pháp đầu tiên, theo một số chuyên gia, là tiếp tục bổ sung các quy định siết lại thị trường để kiểm soát có hiệu quả. Nhưng tôi cho rằng cách này không khả thi bởi khi đã là một doanh nghiệp thân hữu, việc “lách” các quy định này không quá khó khăn, kể cả có thể vi phạm pháp luật, vì thông qua quan hệ, bôi trơn. Trong khi đó, nếu đưa ra quá nhiều quy định thì gánh nặng chi phí tuân thủ sẽ đè lên doanh nghiệp chân chính.
Giải pháp thứ hai là tăng cường giám sát, trong đó có giám sát đội ngũ thực thi quyền lực nhà nước. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng. Chặt đứt một đầu trong tư bản thân hữu thì đầu kia dù có muốn cũng không thể móc ngoặc được.
Cùng với đó, nhà nước cần cố gắng xây dựng được mối quan hệ công-tư bình đẳng, minh bạch để kịp thời lắng nghe các phản hồi của thị trường, doanh nghiệp, hiệp hội về môi trường kinh doanh nói chung, về kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ nhà nước – doanh nghiệp nói riêng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan tổ chức Đảng như đã được quy định trong Nghị quyết 09/NQ-TW và Nghị quyết 10/NQ-TƯ.
Người xưa nói: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, còn doanh nghiệp ngày nay lại có câu “thể chế nào, doanh nhân đó”. Hai câu này cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa cách hành xử của doanh nhân và chất lượng xây dựng và thi hành pháp luật. Hiện tại, hệ thống pháp luật dù đã có nhiều đổi mới, từng bước hoàn thiện nhưng thực tế cho thấy sự mâu thuẫn, chồng chéo, tính ổn định, minh bạch, hợp lý, khả thi chưa cao. Tiếp đó là chất lượng thực thi pháp luật đang có nhiều vấn đề đáng báo động. Rất tiếc là nhiều định chế thị trường tuy đã có nhưng không được tuân thủ từ phía doanh nghiệp và không được bảo vệ có hiệu quả từ phía nhà nước như thanh kiểm tra, báo cáo tài chính, các bản cáo bạch, phát hành trái phiếu, thổi giá cổ phiếu, đấu thầu tư và công, đấu giá, quản trị doanh nghiệp, bảo vệ cổ đông thiểu số, bảo vệ người tiêu dùng…
Khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy đây là điều mà doanh nghiệp rất lo ngại. Ngoài tình trạng tư bản thân hữu, việc thanh kiểm tra tràn lan, nhũng nhiễu doanh nghiệp có giảm nhưng chưa nhiều khiến nhiều doanh nghiệp hoặc không thể lớn hoặc không muốn lớn. Đội ngũ cán bộ công chức rất ít người dám hành động sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của cộng đồng nói chung, doanh nghiệp nói riêng; ngược lại là hiện tượng đùn đẩy, khoanh tay vì sợ trách nhiệm đang nổi cộm trong thời gian gần đây.
Tôi được một doanh nhân kỳ cựu tâm sự “Tôi thà chịu thất bại chứ không thể vi phạm pháp luật, vì nếu vi phạm, tôi mãi là tù binh của sự vi phạm này”. Một doanh nhân khác thì chán ngán: “Ăn cơm nước cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy! Anh biết không, điều đáng buồn là lắm lúc ăn cơm nước cáy vẫn lo ngay ngáy do môi trường kinh doanh còn quá nhiều rủi ro”.
Thực tế cho thấy hiện nay mọi hành vì gian dối, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đều có thể bị phát hiện. Do đó, tối thiểu, doanh nhân phải tuân thủ pháp luật, cho dù tại thời điểm đó, chi phí tuân thủ này là quá cao, pháp luật đang có những hạn chế. Ngoài ra, doanh nhân không nên chỉ im lặng hoặc kêu than về môi trường pháp luật, họ cần liên kết lại trong các tổ chức đoàn, hội để lên tiếng bảo vệ chính mình, góp phần xây dựng một môi trường pháp luật kinh doanh phù hợp, một bộ máy nhà nước quản trị kinh doanh thân thiện vì doanh nghiệp. Các doanh nhân cũng cần chú ý ngoài yêu cầu tuân thủ pháp luật cần nâng cao đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, cần xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tốt, có quản trị nội bộ tốt, có năng lực cạnh tranh, có đột phá, sáng tạo, khai thác được các cơ hội từ hội nhập, kinh tế số, kinh tế xanh… Và hãy tránh xa sự lựa chọn tư bản thân hữu, bởi sớm muộn “cái kim trong bọc cũng phải lòi ra”!
Với cơ quan quản lý nhà nước, cần tiếp tục sửa đổi hệ thống pháp luật theo hướng công bằng hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Cùng với đó, pháp luật về hình sự cần tiếp tục được cải tiến, mỗi đạo luật về kinh tế nên thiết kế theo hướng quy định thêm về trách nhiệm hình sự, giúp doanh nhân dễ dàng hình dung được, nếu như mình làm sai thì sẽ bị xử lý hình sự như thế nào. Các công chức nói chung, quan chức nói riêng, trong mối quan hệ với doanh nhân, nếu chưa đạt được đến độ “dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu vì lợi ích của cộng đồng” thì cũng nên lấy bài học trong hàng chục vụ án kinh tế gần đây để tránh xa căn bệnh “tư bản thân hữu”.
Tôi tin với nỗ lực phòng chống tham nhũng hiện nay, với chủ trương “nhốt quyền lực trong khung pháp luật”, với ánh sáng của sự thật có thể soi rọi vào mọi góc khuất trong chính quyền, trong doanh nghiệp, nhờ sự phát triển của cách mạng thông tin, của một xã hội mở theo hướng dân chủ hơn, các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lừa đảo, vi phạm nghiêm trọng pháp luật để trục lợi bất chính sẽ bị khắc chế.
Đất nước, Nhân dân rất cần một đội ngũ doanh nhân dân tộc năng động, sáng tạo, có đạo đức, văn hóa kinh doanh, có tầm nhìn và quyết tâm thực hiện để cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài trên thế giới chứ không thể lép vế mãi như hiện nay. Trách nhiệm này thuộc cả hai phía: cộng đồng doanh nhân và các cơ quan Đảng, nhà nước.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung
(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.
(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.
(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.
(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.
(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.
(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.
(VNF) - Khi nói đến AI, câu hỏi đầu tiên của nhiều lãnh đạo ngân hàng là “điều đó có giúp ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn không/ có giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều tiền không?. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định được điều đó một cách chắc chắn.
(VNF) - Để AI hoạt động hiệu quả, cần dữ liệu chất lượng cao và đa dạng. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, và xử lý dữ liệu hiện đang có hạn chế về chất lượng và độ tin cậy. Việc xây dựng và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho AI cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính cũng như kỹ thuật.