Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chúng tôi đang hành động trong khuôn khổ các tiêu chuẩn quốc tế, mua những hệ thống vũ khí mà chúng tôi cho là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia của chính mình", ông Conkar nhấn mạnh.
Cũng theo lời ông Conkar, Thổ Nhĩ Kỳ đã dành có hơn 10 năm nghiên cứu và phân tích các hệ thống phòng không của nhiều nước và thấy rằng S-400 của Nga là phù hợp nhất.
"Ưu tiên của chúng tôi là đảm bảo an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và đáp ứng nhu cầu phòng không của quốc gia một cách nhanh chóng", ông Conkar nhấn mạnh.
"Trong khi đó, các đại diện Hoa Kỳ tiếp cận vấn đề này và xem xét nó chỉ từ quan điểm riêng của họ và cho rằng việc chúng tôi mua hệ thống S-400 của Nga gây nguy hại đến NATO và Mỹ", ông nói thêm.
Theo vị quan chức cấp cao của Thổ Nhỹ Kỳ, thỏa thuận mua bán hệ thống S-400 với Nga sẽ không gây ra bất cứ sự xung đột nào trong quan hệ đồng minh giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước NATO.
Vị tướng này nhấn mạnh thêm rằng, với năng lực thực sự của hệ thống Patriot đã thể hiện trên nhiều chiến trường khác nhau thì việc Mỹ đồng ý bán hay không không khiến Thổ Nhĩ Kỳ bận tâm bởi S-400 chính là lựa chọn cuối cùng.
Trước đó, phát biểu với báo chí ngày 16/7, Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự Tina Kaidanow cho biết, các quan chức Mỹ đang cố gắng phân tích cho Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rõ về ưu điểm của hệ thống tên lửa Patriot.
Theo bà Tina Kaidanow, Mỹ lo ngại việc các đồng minh của nước này mua hệ thống vũ khí của Nga sẽ ủng hộ cho “các hành động không mấy tích cực mà Nga đã thực hiện tại nhiều khu vực khác nhau, trong đó có cả Châu Âu”.
Tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu Tod Wolters thì nhận định rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 của Nga sẽ giúp Moscow thu thập thông tin về khả năng phát hiện cũng như nhiều đặc điểm nổi trội của các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất trong bối cảnh F-35 đang dần nắm vị trí vững chắc ở châu Âu.
"Những gì S-400 có thể làm là thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về năng lực của các loại vũ khí như F-35 từ đó đẩy NATO vào thế bất lợi”, ông Walters nói.
Trước đó, hồi cuối tháng Sáu, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề tại châu Âu và châu Á Wess Mitchell cảnh báo, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 sẽ buộc Washington đưa ra lệnh trừng phạt áp đặt với Ankara đồng thời gây ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương. Ngoài ra, ông Mitchell cho biết, Mỹ có thể từ chối chuyển giao các tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán với Nga về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ tháng 11/2016. Việc ký kết hợp đồng được xác nhận bởi Nga vào ngày 12/9/2017. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, họ đã thực hiện thanh toán tạm ứng theo hợp đồng. Ngày 4/4, trong cuộc gặp cấp cao, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Erdogan đã thống nhất thời gian bàn giao 2 hệ thống vào năm 2019 nhưng không xác định ngày tháng. S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km và cao 40–50 km.Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước thứ hai mua hệ thống S-400 của Nga sau Trung Quốc và nước thành viên NATO đầu tiên có được hệ thống tên lửa đối không từ Nga. Thỏa thuận mua S-400 đã gây bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ - hai đồng minh trong NATO. Mỹ đã dọa sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vì cho rằng S-400 không phù hợp với hệ thống phòng thủ của NATO. |
Xem thêm >> Bị Mỹ kiện lên WTO, Trung Quốc phản pháo đanh thép
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.