Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chiều nay (12/4), tại buổi họp báo công bố hợp tác chiến lược giữa Công ty FECON và Công ty RAITO (Nhật Bản), ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty FECON trao đổi với Báo Giao thông liên quan đến những định hướng đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian tới, trong đó có việc nghiên cứu, tham gia đầu tư các dự án cao tốc Bắc - Nam.
Theo ông Khoa, từ năm 2017, Công ty CP FECON và Công ty CP Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO) đã hợp tác nghiên cứu để tham gia đầu tư các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, trong đó có dự án Mai Sơn - QL45.
“Cách đây hai tháng, NEXCO đã trả lời sẽ không tiếp tục tham gia đầu tư vào các dự án này do Chính phủ Việt Nam không có chính sách bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ,… tại các dự án cao tốc Bắc - Nam”, ông Khoa nói và cho biết, đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông là chiến lược lâu dài của FECON.
“Sau khi NEXCO từ chối tham gia, FECON vẫn tiếp tục nghiên cứu 8 dự án cao tốc Bắc - Nam. Hiện chúng tôi đang hợp tác với một số doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Malaysia để tham gia đầu tư vào 2 dự án cao tốc Bắc - Nam”, ông Khoa nói và bật mí, một dự án ở gần Thủ đô Hà Nội, dự án còn lại giáp với TP.Hồ Chí Minh.
Trước đó, Công ty CP FECON và Tập đoàn RAITO KOGYO (Nhật Bản) công bố hợp tác chiến lược toàn diện. Theo đó, bên cạnh việc đầu tư để sở hữu 19% vốn điều lệ Công ty FECON mẹ (FCN) và 36% vốn điều lệ Công ty công trình ngầm FECON (FCU), RAITO cũng tăng cường phát triển mảng công trình ngầm và xử lý nền bằng công nghệ tiên tiến, song song với việc triển khai mảng kinh doanh mới sử dụng công nghệ bảo vệ mái dốc đã áp dụng thành công tại Nhật Bản thông qua hợp tác toàn diện với FECON tại Việt Nam.
Đây là bước đi quan trọng có tính quyết định của FECON liên quan đến mảng công trình ngầm đô thị, xử lý nền đất phòng chống sạt lở các công trình đi qua khu vực miền núi, các công trình hạ tầng ven sông ven biển đang có nhiều nguy cơ sạt lở do biến đổi khí hậu; Đồng thời mở ra các cơ hội hợp tác mới, nâng mối quan hệ đối tác giữa FECON và RAITO KOGYO (RK) lên một tầm cao mới, từ đối tác kinh doanh theo chuyên ngành hẹp lên đối tác chiến lược toàn diện. Trước đó, vào năm 2016, FECON và Raito cùng nhau thành lập Công ty Cổ phần Địa kỹ thuật tiên tiến RAITO FECON (RFI) và hoạt động rất thành công tại Việt Nam.
Với việc nhận chuyển nhượng toàn bộ trái phiếu chuyển đổi do DBJ đang sở hữu và 2.417.620 cổ phiếu trên thị trường, RAITO dự kiến sở hữu trên 19% vốn điều lệ của công ty FECON mẹ (FCN) và 9.423.828 cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ cổ phần Công ty công trình ngầm FECON ( FCU), Raito sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược của FECON.
Cũng theo ông Khoa, hiện nay, FECON đang có quan hệ đối tác với hơn 50 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, trong đó có 4 doanh nghiệp liên danh giữa FECON với phía đối tác Nhật Bản, bao gồm RAITO KOGYO.
Trả lời câu hỏi của Báo Giao thông vì sao, FECON lại ưu tiên hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của Nhật Bản mà không phải là các đối tác đến từ các nước khác, ông Khoa chia sẻ: “Các doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ có chiến lược bài bản, họ còn rất tôn trọng con người, đặc biệt là họ không bao giờ làm ăn theo kiểu chộp giật”.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.