'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/5, những đối tượng này bị đưa vào danh sách trừng phạt theo Luật Bảo vệ An ninh Năng lượng châu Âu (PEESA). Đây là đạo luật được thông qua vào năm năm 2019 nhằm ngăn cản xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết động thái này nhằm bảo vệ Ukraine, không để nước này mất nguồn lợi nhuận thu phí trung chuyển khí đốt đi qua lãnh thổ nước này.
Cụ thể, các tàu Nga bị trừng phạt lần này bao gồm tàu đặt đường ống Akademik Cherskiy, tàu hỗ trợ Artemis Offshore, tàu cung ứng Baltic Explorer; các tàu cứu hộ Bakhtemir, Murman, và Spasatel Karev of MorSpas; các tàu lai dắt Finval, Kapitan Beklemishev, Narval, Sivuch và Umka…
Cơ quan Cứu hộ hàng hải liên bang Nga (Morspas) có trụ sở tại Moscow; MorTransServis có trụ sở tại Kaliningrad và Quỹ Tài sản nhiệt và năng lượng Samara là 3 thực thể lĩnh đòn trừng phạt của Mỹ.
Theo sắc lệnh này, mọi quan hệ và hoạt động giao dịch với các thực thể trừng phạt đều bị cấm.
Đây là động thái khá bất ngờ của Mỹ bởi trong báo cáo của Bộ Ngoại giao trình lên Quốc hội Mỹ ngày 19/5, chính quyền của Tổng thống Joe Biden được cho là đã thông báo việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt nhằm vào Dòng chảy phương Bắc 2.
Trong báo cáo, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ban đầu nhằm vào công ty Nord Stream 2 AG và giám đốc điều hành của công ty này là Matthias Warnig là "các lợi ích quốc gia của Mỹ".
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hoan nghênh, gọi đây là “bước đi hòa giải”. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì cho rằng động thái này sẽ góp phần bình thường hóa quan hệ giữa Moscow và Washington.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực.
Trong khi đó, Đức khẳng định, dự án này là dự án kinh tế thuần túy, mang lại lợi ích cho châu Âu. Chính phủ Đức cho rằng việc Mỹ trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 là "sự xâm phạm chủ quyền châu Âu".
Tính tới thời điểm hiện tại, đa số các công ty tham gia vào dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 đã bị trừng phạt hoặc bị cảnh báo sẽ chịu lệnh cấm vận từ Mỹ.
Xem thêm >> Thỏa thuận đầu tư với EU bị ‘chết lâm sàng’, Trung Quốc phản ứng gay gắt
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.