Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga như một phần của lệnh trừng phạt nhằm đáp trả hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine. Khoảng 200 tỷ USD trong số tiền đó hiện được giữ ở EU.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Politico, khi được hỏi rằng liệu ông có lo ngại nguồn tài trợ của Mỹ dành cho chính phủ Kiev sẽ chấm dứt hoàn toàn nếu ông Donald Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11 và trở lại Nhà Trắng hay không, Thủ tướng Ukraine Shmygal cho hay:
“Chúng tôi có tất cả sự đảm bảo từ phía Mỹ về sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine - ví dụ như việc tịch thu tài sản của Nga để tài trợ cho việc phục hồi Ukraine”.
Ông Shmygal đồng thời tuyên bố rằng Kiev đang “làm việc chăm chỉ với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và với Quốc hội Mỹ để có được sự ủng hộ cho năm 2024”. Ông nhấn mạnh về việc tiếp tục viện trợ vào năm 2025.
“Tôi tin rằng bất kỳ tổng thống nào của Mỹ cũng sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta vì các giá trị văn minh, các giá trị chung của chúng ta”, nhà lãnh đạo Ukraine chia sẻ thêm.
Hồi giữa tuần qua, một ủy ban của Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn “Đạo luật Xây dựng lại thịnh vượng và cơ hội kinh tế (REPO) cho người Ukraine”. Nếu được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua, cũng như được Tổng thống Biden ký thành Luật, đạo luật này sẽ mở đường cho việc Washington lần đầu tiên tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương từ một quốc gia mà nước này không trực tiếp có chiến tranh.
Hãng tin Reuters mới đây dẫn lời một quan chức cấp cao EU cho biết khối này sẽ khó có thể tham gia cùng Mỹ trong việc tịch thu các quỹ của Nga vì không có thỏa thuận nào về bước đi như vậy giữa các quốc gia thành viên của khối.
Cho tới nay Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 111 tỷ USD hỗ trợ kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, dòng tiền đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây khi các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tiếp tục chống lại nỗ lực của Nhà Trắng nhằm hỗ trợ thêm 60 tỷ USD cho Kiev.
Hồi đầu tháng 1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả trước khả năng bị phương Tây tịch thu tài sản của mình, dẫn đến các biện pháp ăn miếng trả miếng.
Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc tịch thu các quỹ của Nga sẽ là hành vi “trộm cắp trắng trợn” của phương Tây. Ông nói với các phóng viên rằng nó sẽ làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tài chính của Mỹ và EU trên toàn cầu.
Đồng euro bị ảnh hưởng?
Mới đây, bình luận về các cuộc thảo luận ở Brussels liên quan đến tài sản bị phong tỏa của Nga, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ý Fabio Panetta đã đưa ra cảnh báo rằng việc sử dụng đồng euro làm công cụ trong các cuộc chiến trừng phạt và tranh chấp chính trị sẽ gây tổn hại đến hình ảnh và vị thế của đồng tiền này.
Brussels hiện đang lên kế hoạch áp dụng thuế bất ngờ đối với lợi nhuận mà Euroclear đang kiếm được từ các quỹ bị đóng băng, đồng thời lựa chọn không tịch thu hoàn toàn số tiền cố định.
Tuy nhiên, Ý cùng Đức và Pháp là một trong số các quốc gia thành viên EU tỏ ra hoài nghi về các động thái liên quan đến tài sản của Nga, cho rằng việc sử dụng chúng có thể khiến các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nghi ngờ về sự an toàn của cổ phần họ nắm giữ ở EU và rời khỏi thị trường của khối, cuối cùng làm suy yếu đồng euro.
“Sức mạnh này phải được sử dụng một cách khôn ngoan”, ông Panetta nói, đề cập đến vị thế của đồng euro như một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Ông cảnh báo tại một sự kiện ở Riga, đánh dấu kỷ niệm 10 năm Latvia sử dụng đồng euro: “Quan hệ quốc tế là một phần của 'trò chơi lặp đi lặp lại', vũ khí hóa một loại tiền tệ chắc chắn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của nó và khuyến khích sự xuất hiện của các lựa chọn thay thế”.
Theo quan chức này, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây khó khăn cho Nga khi sử dụng đồng USD và euro trong thương mại xuyên biên giới, do đó thúc đẩy sự gia tăng trong việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại giữa Trung Quốc và Nga.
Các loại tiền tệ phương Tây phần lớn đã bị loại bỏ trong thương mại Nga-Trung, vì gần 95% tất cả các giao dịch giữa các nước hiện được thực hiện bằng đồng rúp hoặc nhân dân tệ.
Hiện Nga không phải là nền kinh tế lớn duy nhất sử dụng đồng tiền Trung Quốc để thanh toán thương mại, ngày càng có nhiều quốc gia tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho đồng USD và đồng euro như Argentina, Ả Rập Saudi, Brazil và Iran.
Xem thêm >> Nga: Khu vực tư nhân ‘giành giật’ lao động với quân đội
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.